KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2022-2023

Đăng lúc: 20:52:31 14/02/2023 (GMT+7)



 

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

Hà Trung, ngày 15 tháng 9  năm 2022

 

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2022-2023

 

I.  CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

         Năm học 2022-2023 diễn ra trong bối cảnh trong nước và Quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, thuận lợi và khó khăn đan xen tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Phát huy những kết quả đạt được trong năm học vừa qua, trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường; căn cứ chỉ thị số:1112/CT-BGDĐT ngày 19 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023; QĐ số: 3045/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2022-2023. QĐ số: 1656/QĐ-UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh Thanh Hoá năm học 2022-2023. Công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2022 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023. Nhà trường xác định những nhiệm vụ trọng tâm trên các lĩnh vực hoạt động năm học 2022-2023 là:

  1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục vững mạnh toàn diện.

    - Triển khai và thực hiện có hiệu quả các bộ chuẩn quy định: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, Chuẩn Hiệu trưởng. Thực hiện đánh giá, xếp loại đội ngũ theo chuẩn; có biện pháp xử lý nghiêm túc đối với những đ/c không đáp ứng yêu cầu đổi mới, chưa đảm bảo chuẩn.

 - Tiếp tục triển khai, thực hiện chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT với các nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với điều kiện của nhà trường.

- Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới tổ chức hoạt động trên lớp, đổi mới công tác quản lý tổ chuyên môn. Đánh giá xếp loại học sinh đúng quy định và phát huy khả năng người học (Năm học này thực hiện việc đánh giá học sinh theo cả thông tư 26 cho khối 11,12 và thông tư 22 cho khối 10).

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên mọi lĩnh vực, đặc biệt tập trung kiểm tra chuyên đề, kiểm tra tổ chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ dạy thêm học thêm, phòng chống tham nhũng...)

- Thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với CBGV- NV.

2. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; đẩy mạnh đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông gắn với định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông.

 - Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng chương trình kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.

- Thực hiện nghiêm túc việc sử dụng bộ tài liệu ”Bác Hồ với những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh” (Năm học này Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ sẽ đi kiểm tra việc thực hiện bộ tài liệu).

 - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học gắn với đổi mới hình thức phương pháp thi, kiểm tra đánh giá năng lực người học, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh. Triển khai đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, thi, kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh, kết hợp đánh giá trong cả quá trình với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học (Tăng cường việc so sánh chất lượng giữa đầu vào, đầu ra và so sánh với các năm học trước, gắn việc đánh giá học sinh với đánh giá giáo viên và đánh giá công tác chỉ đạo quản lý).

 - Thực hiện các quy định dạy thêm, học thêm trong, ngoài nhà trường đúng hướng dẫn.

- Đổi mới hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương. Thực hiện tốt các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong chương trình lớp 10.

 - Thực hiện hiệu quả cuộc thi KHKT dành cho HS trung học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống, ý thức cộng đồng trong HS; xây dựng văn hóa học đường nhà trường, môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.

 - Đổi mới mạnh mẽ phương pháp hình thức dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh, thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới.

3. Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh:

 - Tiếp tục thực hiện Bồi dưỡng GV Tiếng Anh theo chuẩn Châu Âu; gắn với đề án nâng cao chất lượng của Tỉnh. Đổi mới hình thức thi, kiểm tra đánh giá năng lực Tiếng Anh của học sinh (Học sinh khối 10 sẽ kiểm tra cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết); tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị dạy học, Ứng dụng CNTT, đổi mới học liệu Tiếng Anh...

- Chỉ đạo giáo viên Tiếng Anh xây dựng Chương trình dạy học phù hợp; thực hiện nghiêm công tác BDTX.

4. Đẩy mạnh CNTT trong dạy học và quản lý quản trị nhà trường.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học và QLGD, thực hiện tốt lộ trình của chuyển đổi số quốc gia. Trong đó tập trung vào các công tác quản lý, ứng dụng CNTT trong dạy học, sẵn sàng chuyển đổi linh hoạt từ dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến và kết hợp trực tiếp với chức tuyến (Chuẩn bị tốt cho việc thực hiện thu học phí không dùng tiền mặt trong năm học này).

-  Ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả. Xây dựng kho bài giảng e –Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học tập và học tập suốt đời của người học; đảm bảo CNTT là công cụ để quản lý và triển khai các nhiệm vụ.

5. Tiếp tục thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giáo dục nhà trường:

- Thực hiện có hiệu quả Nghị định 60/2021/ NĐ-CP ngày 21/06/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục đẩy mạnh tự chủ trong quản lý nhà nước về giáo dục (Trong năm 2023 nhà trường sẽ tiếp tục được giao tỉ lệ tự chủ tăng lên so với các năm trước).

- Thực hiện dân chủ trong trường học gắn với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.

- Kiện toàn Hội đồng trường, đảm bảo các điều kiện để Hội đồng trường thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định.

- Nghiêm túc thực hiện quy chế công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGD của Bộ giáo dục đào tạo: Công khai cam kết chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện về CSVC, đội ngũ nhà giáo; công khai tài chính, các khoản thu chi, đảm bảo đúng mục đích và thiết thực.

6. Tăng cường xây dựng CSVC, thiết bị trường học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Xây dựng dự án, kế hoạch xin chuyển trường về địa điểm mới đến 2020.

- Thực hiện có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư CSVC, thiết bị dạy học được cấp.

- Đẩy mạnh phong trào XHH giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội, từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, cựu học sinh các khóa, các tổ chức chính trị xã hội để chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục nhà trường.

7. Đổi mới công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới việc tổ chức các kỳ thi THPT Quốc gia, thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, thi học kỳ, thi chọn HSG các cấp đảm bảo gọn nhẹ, khách quan chặt chẽ, tạo mọi điều kiện cho học sinh phát huy hết khả năng của mình (sau thi tiến hành phân tích số liệu so sánh các loại).

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tiếp tục đổi mới việc ra đề thi theo hướng phát triển năng lực người học, tăng cường kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp Ngoại ngữ và phân loại học sinh.

- Công khai minh bạch kết quả thi kiểm tra đánh giá học sinh. Tăng cường công tác kiểm tra; xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm quy chế thi.

- Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường.

II. Các chỉ  tiêu phấn đấu:

     1. Về học sinh: 10 chỉ tiêu:

     - Duy trì sĩ số 98% trở lên.

     - 93 % - 95% xếp loại hạnh kiểm khá tốt.

     - Lên lớp thẳng 99% trở lên. 100% HS K12 đủ điều kiện dự thi THPT THPT.

     -  Học sinh đỗ tốt nghiệp 98% trở lên. Xếp hạng tốt nghiệp của tỉnh từ 35 đến 37.

     - Học sinh giỏi toàn diện 20% trở lên; Học sinh tiên tiến 55% trở lên.

     - Học sinh xuất sắc đạt 2-3%, tốt 10-15%.

     - Giải học sinh giỏi cấp tỉnh 35 giải.

     - Cuộc thi KHKT: 01 giải cấp ngành.

     - Học sinh đỗ Đại học CĐ 80% trở lên.

    - Có 8- 10 tập thể lớp đạt tập thể tiên tiến; 05 tập thể khen về hoạt động phong trào.

   2. Về giáo viên:  8 chỉ tiêu.

    - 100% CBGV-NV thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng và chính sách Pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của ngành và nội quy cơ quan; tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành và địa phương.

    - 100% thực hiện nghiêm túc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT, ĐMKTĐG, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

  - 100% GVCN phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp trong tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục; liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh để quản lý và giáo dục học sinh.

  - SKKN đề nghị gửi cấp ngành 25 đề tài; được xếp loại cấp ngành 17 đề tài.

  - 100% giáo viên hoàn thành nhiệm vụ ; trong đó 70% - 75%  đạt Lao động tiên tiến.

  - Có 2 giáo viên đi học trên chuẩn.

 - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 10-11 đ/c, giấy khen của sở và huyện: 15 đồng chí.

3. Về tập thể: 5 chỉ tiêu:

 -  Tổ lao động tiên tiến: 6-7 tổ.

 -  Nhà trường được công nhận là tập thể Lao động xuất sắc hoặc Lao động tiên tiến.

 - Các tổ chức chính trị: Đoàn trường, Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ, được công nhận tập thể vững mạnh xuất sắc được các cấp khen thưởng.

 -  Đơn vị đạt chuẩn về an ninh trật tự 2022.

 -  Đơn vị giữ vững danh hiệu cơ quan văn hóa cấp tỉnh.

III.  GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2022 - 2023.

 1.Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên học sinh, nhằm nâng cao nhận thức và hành động thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

    Tiếp tục tuyên truyền và khơi dậy niềm tự hào về phẩm chất nhà giáo, về nghề dạy học, về vị thế của giáo dục “ là quốc sách hàng đầu” được Đảng, Nhà nước quan tâm, nhân dân kính trọng.

   Triển khai có hiệu quả các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về Giáo dục Đào tạo, nhất là chủ trương đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết 29 của Đảng để cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh và toàn xã hội tích cực tham gia ủng hộ.

   Thường xuyên tuyên truyền các gương nhà giáo về sự tận tâm, tận tụy với nghề trong đội ngũ; về nghị lực vượt khó, sáng tạo trong học tập của học sinh trên các diễn đàn nhà trường nhằm nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong toàn trường.

   Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường kỷ cương, nề nếp và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Gắn kết các cuộc vận động  với  phong trào  Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với Chỉ thị 05-CT/TW về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

2. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục.

   BGH tập trung đổi mới công lý trên các lĩnh vực: Tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện, công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá có hiệu quả.

   Tiếp tục phát huy tính sáng tạo trong quản lý nhà trường: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những nhiệm vụ được giao.

   Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu hiện nay.

    Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch nguồn cán bộ trong đơn vị đảm bảo khách quan, dân chủ, phù hợp với năng lực góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành trong công tác.

    Thực hiện nghiêm túc công khai, minh bạch việc đánh giá xếp loại CBQL hàng năm.

    Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và các tổ chức Đoàn, Hội trong công tác quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện học sinh.

   Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Quan tâm, động viên kịp thời những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để CBGV yên tâm công tác.

 3.Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục nhà trường:

   Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật đầu tư công và các văn bản thi hành Luật. Bố trí hợp lý chi đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường hiệu quả nguồn lực tài chính chi cho chuyên môn.

    Đồng thời, làm tốt phong trào XHH giáo dục để huy động thêm kinh phí từ các nhà doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, phụ huynh và nhân dân đầu tư cho công tác khuyến học, khuyến tài.

    Huy động nhân dân chăm lo giáo dục, phát huy tiềm năng của Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ h/s. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học, quỹ Ban đại diện cha mẹ h/s đóng góp.

   Tiếp tục quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí trong và ngoài ngân sách.

          4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục.

    Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm học; trong đó tiếp tục chủ trọng công tác kiểm tra nội bộ trường học; coi công tác kiểm tra nội bộ trường học là một nhiệm vụ trong tâm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà trường.

     Trên cơ sở các văn bản về thanh tra kiểm tra và tình hình nhà trường, cần tiếp tục đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tập trung kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng, kiểm tra tổ nhóm chuyên môn, kiểm tra dạy thêm học thêm; kiểm tra chuyên đề; kiểm tra phòng chống tham nhũng.

    Tiếp tục thực hiện đổi mới cách thức tổ chức thi, chấm thi ra đề theo hướng phát huy khả năng người học, đảm bảo công bằng khách quan, chính xác, minh bạch và thiết thực tạo thuận lợi tối đa cho người dạy và học.

     Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục gắn với việc hướng tới xây dựng trường chuẩn quốc gia.            

5. Phối hợp các tổ chức hoạt động trong nhà trường

6.  Công tác thi đua khen thưởng.

- Thực hiện nghiêm túc luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn.

 - Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu một cách thực chất.

 - Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, động viên khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022-2023. Kiên quyết khắc phục bệnh chạy theo thành tích trong thi đua (từ đánh giá xếp loại giờ học, xếp loại thi đua hàng tuần đến  bình xét cuối mỗi học kỳ và cuối năm học).

- Khen thưởng khách quan, kịp thời nhằm tạo động lực, động viên CBGV & học sinh.

- Xử lý kỷ luật nghiêm những CB GV và h/s vi phạm nội quy, quy chế .

- Bình xét thi đua những tập thể, cá nhân đã đăng ký thi đua.

- Phân công đồng chí thư ký Hội đồng giúp Hiệu trưởng trực công tác thi đua.

7. Chủ động phòng chống và ứng phó với thiên tai, dịch bệnh.

Chủ động trong phòng chống dịch bệnh xâm nhâp trường học: Trong đó chú ý diễn biến của dịch bệnh covid-19.

Phòng ngừa các hiện tượng vi phạm nội quy đảm bảo môi trường nhà trường sạch sẽ. Chủ động ứng phó với các điều kiện cực đoan của thời tiết, nhất là các hiện tượng mưa bão, lũ, giông lốc.

8. Tích cực chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận trường mới và xây dựng trường chuẩn quốc gia.

                                            

                                                                                             HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

                                                                                     Nguyễn Văn Xuân