KÊ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ TẦM NHÌN 2030

Đăng lúc: 12:00:21 27/02/2023 (GMT+7)

Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển của trường THPT Hoàng Lệ Kha là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hà Trung, Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ nhà trường nhiệm kỳ 2020- 2025...

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA

 
 
 


Số:      /KH- THPT HLK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hà Trung, ngày 9 tháng 12  năm 2021

 

 

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA

GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ TẦM NHÌN 2030

 

Trường THPT Hoàng Lệ Kha đóng trên địa bàn Thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa.

Tiền thân là Trường PTTH Trung Sơn, năm 1981 Trường PTTH Trung Sơn được thành lập, đóng trên địa bàn xã Hà Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1991 trường chuyển địa điểm về Tiểu khu 3 -Thị trấn Hà Trung; năm 1995 được đổi tên thành trường THPT Hoàng Lệ Kha.

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, với những thành tích tốt đẹp đã đạt được cùng những đóng góp to lớn trong sự nghiệp trồng người, trường THPT Hoàng Lệ Kha vinh dự nhiều năm được công nhận tập thể lao động xuất sắc, Chủ tịch UBND tỉnh Tặng Bằng khen; Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng Bằng khen; Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen; Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba năm 2011 và nhiều Giấy khen của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Những năm gần đâynhà trường đã tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó chủ ý bồi dưỡng học sinh giỏi. Số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh ngày càng tăng, có nhiều giải cao, đã có 9 lượt học sinh đạt giải quốc gia, nhiều học sinh thi Đại học đạt tổng điểm các môn thi trên 27 điểm. Đội ngũ nhà giáo nhiệt tình và tâm huyết, tiếp cận nhanh chóng công nghệ thông tin và đưa vào giảng dạy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

      Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, ngày 19 tháng 11 năm 2021 nhà trường được khởi công xây dựng trường mới tại khu đất giáp ranh xã Hà Bình và Yến Sơn của huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá, dự kiến hoàn thành vào năm 2023.

      Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển của trường THPT Hoàng Lệ Kha là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số  88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hà Trung, Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ nhà trường nhiệm kỳ 2020- 2025...

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách và tổ chức hoạt động của nhà trường. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, thể hiện quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh về mọi mặt, góp phần vào sự ghiệp giáo dục huyện Hà Trung và tỉnh Thanh Hóa trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

I. Môi trường bên trong

1. Học sinh, chất lượng đào tạo

Năm học 2021- 2022 quy mô học sinh gồm: 28 lớp với tổng số 1027 học sinh, trong đó: Lớp 12: 10 lớp với 384 học sinh; Lớp 11: 9 lớp với 364 học sinh; Lớp 10: 9 lớp với 378 học sinh.       

1.1. Điểm mạnh

- Đa phần HS học Khá trở lên. Điểm đầu vào lớp 10 ổn định và tăng dần.

-  HS  có đạo đức tác phong tốt, lễ phép, biết kính trọng thầy cô.

Ham học hỏi, năng động, tích cực học tập, có ý thức kế thừa truyền thống của các thế hệ đi trước.

Đa phần gia đình các em quan tâm, chăm lo đến việc học.

1.2. Điểm yếu

-Một số học sinh phương pháp học tập chưa tốt, chưa tự giác trong học tập, ý thức tự học còn hạn chế, thụ động trong học tập và hoạt động phong trào.

- Một số bậc phụ huynh chưa phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.

- Còn  số ít học sinh chưa chấp hành tốt nội quy nhà trường phải xử lý kỷ luật.

1.3. Kết quả giáo dục 5 năm ( từ năm học 2016-2017 đến 2020-2021

                                      Kết quả xếp loại văn hóa:

Năm học

Tổng số HS

Học lực

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

2016-2017

1012

102

10,07

521

51,5

208

20,55

11

1,1

0

0

2017-2018

1029

118

11,47

597

58,0

378

36,7

26

2,53

0

0

2018-2019

984

171

17,4

639

64,9

275

28,0

3

0,31

0

0

2019-2020

1129

104

9,21

729

64,57

196

17,4

3

0,27

0

0

2020-2021

1130

236

20,88

714

63,19

178

15,75

1

0,09

0

0

                       Kết quả xếp loại đạo đức:

LỚP

Tổng số HS

Hạnh kiểm

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

2016-2017

1   012

710

70.2

212

21.00

77

7.7

11

1.1

2017-2018

1029

785

76.29

164

15.94

60

5.83

20

1.94

2018-2019

984

818

83.17

124

12.61

35

3.56

7

0.71

2019-2020

1129

927

82.11

154

13.64

35

3.10

13

1.15

2020-2021

1130

931

82,39

158

13,98

32

2,83

8

0,71

    - Thi học sinh giỏi các môn văn hóa, văn nghệ, thể thao:Cấp tỉnh: 325 giải.

    - Tỷ lệ đỗ thi tốt nghiệp đều trên:  98 % trở lên.

    - Tỷ lệ thi đỗ ĐH, CĐ:  từ 65% trở lên.

2. Đội ngũ        

2.1. Điểm mạnh

-  Giáo viên giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Đội ngũ  trẻ nhiệt tình, ham học hỏi, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để nâng trình độ chuyên môn. Đa số tận tâm với công việc, tận tụy vì học trò, nhiệt tình, gắn bó và mong muốn nhà trường ngày càng phát triển.

-  100% đạt chuẩn đào tạo, 16.6% Cán bộ, giáo viên trên chuẩn. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

2.2. Điểm yếu

-  Một số giáo viên còn bảo thủ, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, khó áp dụng các hình thức đổi mới hoạt động chuyên môn lẫn phong trào.

-  Một số giáo viên chưa quan tâm đến giáo dục học sinh cá biệt.

-  Giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý lớp.     

2.3. Tình hình đội ngũ trong 5 năm học 2016-2017 đến 2020-2021

Năm học

Số cán bộ GV, CNV

GV đạt chuẩn trở lên (%)

GV trên chuẩn

(%)

Số SKKN được công nhận

GV dạy giỏi

(SL)

Trường

Tỉnh

Trường

Tỉnh

QG

2016-2017

73

100

16.4

 

45

5

12

0

0

2017-2018

68

100

19

46

9

14

5

0

2018-2019

70

100

21

42

13

14

0

0

2019-2020

74

100

21.6

48

19

14

0

0

2020-2021

72

100

22.2

49

19

14

0

0

 

3. Cơ sở vật chất, thiết bị

3.1. Điểm mạnh

-  Trường lớp đang được đầu tư xây mới hiện đại, cơ sở vật chất kiên cố, đầy đủ các phòng học phòng chức năng theo hướng chuẩn.

 -  Trang thiết bị được đầu tư đáp ứng được việc dạy và học.

-  Các phòng ban được trang bị thiết bị tối thiểu để làm việc.

+ Diện tích đất đai khu hiện tại: 9.800 m2

+ Nhà cửa khu hiện tại: Gồm 03 dãy nhà 02 tầng, 02 dãy nhà xe học sinh, 1 dãy nhà xe giáo viên. Cụ thể: Phòng học: 28; Phòng thực hành: 0; Phòng Thư viện: 01 (35m2);  Phòng tin học: 01 (80 m2 với 24 máy đã được kết nối Internet); Phòng đa năng: 01; Phòng Ngoại ngữ: 0; Phòng làm việc: 12 (Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, tổ chuyên môn, y tế học đường, giáo vụ, phòng họp hội đồng, phòng đón tiếp phụ huynh…); Phòng truyền thống: 0; Phòng y tế: 01…

+ Thiết bị dạy học: Các thiết bị dạy học các bộ môn cho các khối lớp được cấp theo quy định.

+ Thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy học: Máy phô tô 02, máy tính 7, máy in 5….

+ Diện tích đất khu mới đang xây dựng: 30.000m2. Quy mô nhà trường xây dựng đạt chuẩn 2 cho 36 lớp (khu nhà học 36 phòng, khu thực hành 12 phòng, khu giáo dục thể chất có nhà tập đa năng và sân vận động, sân bóng rổ vv…; Nhà xe giáo viên học sinh, khu văn phòng có đủ các phòng làm việc, phòng họp vv…).

3.2. Điểm yếu

Hiện tại chưa đủ phòng bộ môn, chưa có sân thể dục, nhà đa năng.

-  Công tác quản lý, sử dụng còn hạn chế vì thiếu cán bộ chuyên trách.

Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường: Khai thác tiềm năng hoạt động của giáo viên và học sinh chưa đạt hiệu quả mong muốn.

4. Thông tin    

4.1. Điểm mạnh

-  Khả năng tiếp nhận thông tin, truy cập, xử lý thông tin đáp ứng được các yêu cầu trong quản lý và dạy học.

-  Thông tin phản hồi giữa nhà trường và gia đình kịp thời, chính xác.

4.2. Điểm yếu

- Việc lưu trữ thông tin của một vài bộ phận chưa khoa học, chưa có tính chuyên nghiệp. 

Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường: Tìm kiếm thông tin còn chậm.

 5. Tài chính     

5.1. Điểm mạnh

Tài chính minh bạch, công khai, rõ ràng, đầy đủ. Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý. Không lạm thu.

5.2. Điểm yếu

- Nguồn kinh phí còn hạn hẹp; thu nhập của giáo viên, nhân viên còn thấp.       

Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường: Hạn chế các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động phong trào trong nhà trường.

6. Tổ chức dạy học    

6.1. Điểm mạnh

-  Thực hiện chương trình, kiểm tra đánh giá theo đúng quy chế và tiến độ.

-  Kết quả học tập của học sinh rất khả quan, trên 65% học sinh đạt Khá, giỏi.

-  Phong trào đào tạo học sinh giỏi đạt kết quả cao.

6.2. Điểm yếu

- Thực hiện đổi mới phương pháp chưa đồng bộ, một số ít giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp.

- Chất lượng bồi dưỡng  học sinh giỏi còn chưa đồng đều giữa các bộ môn.

- Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục, quản lý học sinh.

Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường: Chưa có điều kiện quan tâm đúng mức đến đối tượng học sinh chưa ngoan, lười học. Vẫn còn học sinh thi lại và lưu ban.

7. Lãnh đạo và quản lý         

7.1. Điểm mạnh

-  Có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với trường, vì tập thể và học sinh.

-  Được sự tín nhiệm và tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường

-  Nhiệt tình, năng động, làm việc đúng quy chế, có kế hoạch, phương pháp làm việc khoa học.

-  Dự báo được tình hình, kiên quyết và nghiêm túc trong công tác.

-  Quan tâm chăm sóc đến đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên.

7.2. Điểm yếu

-  Công tác giáo dục chính trị tư tưởng còn hạn chế.

-  Chưa phát huy hết năng lực của giáo viên .

Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường: Đội ngũ giáo viên còn bị áp lực về thời gian.

 

II. Môi trường bên ngoài

1. Cơ chế, chính sách, pháp luật

Văn kiện đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam

Nghị quyết số 29 -NQ/TW của BCHTW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Nghị quyết số 44/NQ-CP về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Dự thảo phát triển giáo dục đến năm 2020.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009 ( Luật số 44/2009/QH 12, ban hành ngày 25/11/2009); Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về xây dựng  đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nghị quyết 37/2004/QH11 của Quốc hội; Chỉ thị 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quyết định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cơ chế mới về quản lý kinh tế - xã hội .

1.1. Thuận lợi

- Đảng và Nhà nước nhận thức rõ sự tất yếu, cần thiết và quyết tâm cao trong việc đổi mới giáo dục, không những thể hiện trên quan điểm mà còn đề ra mục tiêu và một số giải pháp phát triển giáo dục.

- Phương thức quản lý giáo dục lấy cơ sở làm trung tâm, cùng với cơ chế tự quản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã mở ra hướng đi thông thoáng, năng động, trách nhiệm trong việc xây dựng hướng phát triển nhà trường.

- Tận dụng tính đổi mới và sáng tạo của cơ sở giáo dục cộng với thực hiện quyền tập trung dân chủ cao độ là động lực quan trọng giúp cho cơ sở giáo dục có một sức mạnh vượt trội để phát triển nhà trường.

1.2. Thách thức

- Phương thức quản lý lấy cơ sở làm trung tâm tạo ra những thách thức chủ yếu:

- Đòi hỏi CBQL nhà trường phải có năng lực ra quyết định phù hợp với quyền tự chủ về nhân sự và tài chính. Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên phải có năng lực đóng góp và tham gia quản lý nhà trường.Đội ngũ nhà giáo phải có năng lực làm việc tập thể, có kỹ năng giải quyết vấn đề; toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp chung.

1.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường

- Các thành viên trong nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng và tính cần thiết của việc đổi mới nhà trường.

- Đầu tư nhiều công sức, trí tuệ trong việc đổi mới phương pháp dạy học tùy theo khả năng của từng người.

- Công tác quản lý, điều hành các hoạt động trong nhà trường cũng phải được điều chỉnh. Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên được cải thiện.

2. Kinh tế         

2.1. Thuận lợi

- Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa đem lại những cơ hội:

- Thúc đẩy nhanh phát triển giáo dục; trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất được hoàn thiện ngày càng hiện đại... đáp ứng các yêu cầu đổi mới.

- Mọi người có cơ hội phát triển và đóng góp như nhau, phát huy được tính sáng tạo của từng thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường.

- Khả năng đóng góp của xã hội cho sự nghiệp giáo dục cao hơn.  

2.2. Thách thức

- Do nguồn kinh phí hạn hẹp, chênh lệch giữa cung và cầu lớn nên gặp nhiều thách thức.

- Yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho giáo dục thì nhiều nhưng kinh phí có hạn.

- Chế độ chính sách theo quy định chung cứng nhắc, không phù hợp thực tế hoạt động của đơn vị. 

2.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường

- Chế độ lương thấp, nhất là các giáo viên mới ra trường và đội ngũ nhân viên tạo tâm lý không an tâm công tác.

- Thường nảy sinh tâm lý so sánh thu nhập của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường với việc làm thêm, dạy thêm bên ngoài.

      3. Văn hóa       

     3.1. Thuận lợi

- Đa số mọi người đều có ý thức tốt trong việc xây dựng nhà trường,thực hiện tốt quy chế dân chủ, hợp tác và tin cậy lẫn nhau.

- Nhận thức được sự cần thiết phải cải tiến vươn lên, sáng tạo và đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động của mình.

- Lối sống giản dị, gương mẫu, trung thực thẳng thắn, nói đi đôi với làm.

- Ý thức tốt  trong việc xây dựng nề nếp, tác phong, trật tự kỷ luật của học sinh, tập trung quan tâm đến các mối quan hệ thân thiện giữa người với người và với môi trường.

3.2. Thách thức

- Mỗi người một cá tính, thể hiện văn hóa đồng đều ở mọi thành viên trong nhà trường là một việc khó khăn; tốn nhiều thời gian để từ bỏ những thói quen không được tập thể chấp nhận.

- Những tập quán xấu, hành vi tiêu cực bên ngoài xã hội tác động vào mọi người, tạo nên một sức ì trong quá trình hình thành nếp sống tốt đẹp trong nhà trường.

- Các luật lệ, quy định, chuẩn mực xã hội, cùng với những quan niệm khác nhau giữa các thành phần trong xã hội không theo kịp với những hành vi tiêu cực xảy ra hàng ngày. Hay nói khác hơn chưa có sự thống nhất quan điểm về các chuẩn mực đạo đức giữa các thành viên trong nhà trường.  

3.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường

- Giữa nhận thức và hành động còn nhiều khoảng cách khá xa. Tính bảo thủ của một bộ phận giáo viên, nhân viên là rào cản cho việc xây dựng văn hóa nhà trường.

- Thái độ bàng quan của một số người ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì hình ảnh tốt về văn hóa nhà trường.

4. Xã hội          

4.1. Thuận lợi

- Dư luận xã hội đồng tình với quan điểm của nhà trường trong việc xây dựng phong trào “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”.

- Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội vừa nâng cao hiệu quả giáo dục vừa  thúc đẩy kh năng hợp tác, cải thiện văn hóa ứng xử, giao tiếp trong nhà trường.       

4.2. Thách thức

- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin có mặt trái, đó là các trò chơi game online làm cho một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng nặng nề về mặt chuyên cần, học tập và sức khỏe. Tác động này làm giảm ý chí phấn đấu của học sinh.        

4.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường

- Quản lý học sinh cần sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh. Mối quan hệ này phải thực sự gắn bó nếu không rất khó quản lý giờ giấc học tập của các em.

III. Thời cơ và thức thức:

 Qua phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài trường THPT Hoàng Lệ Kha đối mặt với thời cơ và thách thức sau:

1. Thời cơ

- Có sự tín nhiệm cao của học sinh và phụ huynh học sinh trong khu vực.

- Đội ngũ giáo viên phần lớn có thâm niên tay nghề, vững vàng bên cạnh đội ngũ giáo viên trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm khá tốt và hơn hết là tinh thần ham học hỏi.

- Điểm đầu vào lớp 10 cơ bản được nâng lên so với giai đoạn trước.

- Nhà trường đạt những thành tích đáng khích lệ được lãnh đạo, chính quyền các cấp, phụ huynh và nhân dân đánh giá cao; nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và Sở GD&ĐT.

- Đảng, Nhà nước và ngành từng bước đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại.

-  Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng; khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ thông tin.

2. Thách thức

- Chương trình và Sách giáo khoa mới bắt đầu áp dụng vào năm 2022. Bên cạnh đó là những quy định mới về thi cử.

- Các trường THPT ở khu vực và toàn tỉnh tăng về số lượng và chất lượng giáo dục. Đặc biệt là sự vươn lên của một số trường mới được xây dựng, có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.

-  Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế;

-  Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của nền giáo dục và đào tạo;

-  Điều kiện để duy trì và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách thường xuyên, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo và lòng khát khao cống hiến của một số ít giáo viên, nhân viên còn chưa cao;

-  Khả năng học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn chưa đáp ứng kì vọng của xã hội;

- Môi trường giáo dục, văn hóa, đời sống, lối sống của một bộ phận không nhỏ của thanh thiếu niên và người lớn ngoài xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực, trình độ dân trí của một bộ phận phụ huynh học sinh còn thấp chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập và rèn luyện của con em;

IV.  Đánh giá những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được trong thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015-2020

1. Mặt đạt được, nguyên nhân khách quan, chủ quan

- Giữ vững được hiệu quả đào tạo cao so với các trường trong khu vực (trên 98.0% học sinh tốt nghiệp THPT, trên 65 % đậu đại học, cao đẳng).

- Quy mô trường lớp ở mức độ vừa đủ để đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trong khu vực, tạo được niềm tin từ phía phụ huynh và học sinh.

- Cơ sở vật chất được đầu tư, sân trường có nhiều cây xanh, bóng mát; môi trường dạy học ngày càng được cải thiện; trang thiết bị cơ bản đáp ứng được các yêu cầu cần thiết cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, gắn bó với trường lớp, quan tâm đến học sinh; biết nỗ lực cố gắng đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng nhiều đến thực hành, hạn chế dạy chay, học chay, quan tâm đến phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Duy trì và phát triển tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp phát huy vai trò và khả năng hoạt động theo Điều lệ quy định.

- Minh bạch, công khai và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ; các nguồn thu chi được xây dựng chi tiết, cụ thể và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, đảm bảo tốt các nguyên tắc thu chi, tiết kiệm trong mua sắm, sửa chữa để tăng thu nhập cho đội ngũ.

- Cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán tận tâm, hết lòng vì sự nghiệp chung của trường, có ý thức cao trong việc đổi mới hoạt động nhà trường và tư duy trong dạy học. Nêu cao tinh thần “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”

2. Mặt chưa đạt được, nguyên nhân khách quan, chủ quan.

2.1. Chủ quan

2.1.1. Về học sinh

- Một số học sinh chưa có thói quen tự học, chưa tự chủ trong học tập, chưa có phương pháp học tập thích hợp; thường lấy học thêm bên ngoài để nâng cao kết quả học tập.

- Hầu hết phụ huynh đều quan tâm đến việc học tập của con em nhưng cách thực hiện chưa đúng như: chưa xác định được năng lực thực sự của con em mình, bắt học sinh đi học thêm bất chấp nhu cầu, khả năng tiếp thu của con em; cách giáo dục nuông chiều con cái quá mức làm kìm hãm sự phát triển các kỹ năng cần rèn luyện, tự chủ trong học tập, phát triển các kỹ năng sống của học sinh...

2.1.2. Về Cán bộ, giáo viên, nhân viên

2.1.2.1. Giáo viên

- Một số chưa thường xuyên quan tâm, chưa chủ động trong việc tiếp cận và sử dụng hay bổ sung hợp lý các phương tiện, trang thiết bị và CNTT trong dạy học.

- Còn chưa sáng tạo, nhạy bén chú tâm vào phương pháp giảng dạy mới.

- Chỉ tập trung vào truyền thụ kiến thức mà ít quan tâm giáo dục đạo đức học sinh, tư vấn, hỗ trợ các em học tập và rèn luyện nhân cách.

- Ít có thời gian để điều chỉnh các kỹ năng cần thiết trong nghiệp vụ chuyên môn như: giao tiếp ứng xử, cẩn thận, kỹ lưỡng trong công việc, hợp tác, tiếp cận và tư vấn học sinh ...

- Yêu cầu giáo dục ngày càng cao, phải đáp ứng từng đối tượng học sinh, áp lực sĩ số lớp đông... nhưng khả năng đáp ứng của nhà trường để tái tạo sức lao động cho giáo viên còn hạn hẹp, không thể kịp với tốc độ phát triển của xã hội.

2.1.2.2. Nhân viên

- Khả năng hợp tác, phối hợp trong công việc còn hạn chế vì mỗi người một chuyên môn riêng, nên chỉ phối hợp, giúp đỡ các công việc cụ thể đơn giản.

- Nhân lực ít nhưng khối lượng công việc ngày càng nhiều.

2.1.2.3. Cán bộ quản lý và cán bộ chủ chốt

- Thường chú tâm vào công việc cụ thể, hoàn thành kế hoạch đề ra; đôi khi chưa tích cực trong việc đào tạo hay tham dự các khóa huấn luyện để nâng cao kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý.

- Lực lượng tổ trưởng chuyên môn tuy vững tay nghề nhưng còn nể nang. Ít tổ chức các hoạt động để nâng cao khả năng làm việc theo nhóm trong tổ.

Một số ít chưa tích cực trong các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động do đoàn thể tổ chức.

2.1.3. Về cơ sở vật chất - trang thiết bị

- Chưa có đầy đủ các phòng bộ môn, nhà tập đa năng.

- Đôi khi chưa sửa chữa kịp thời các thiết bị dạy học, điện, máy móc...

- Các nguồn tài chính còn hạn hẹp nên tác động không ít đến hoạt động chung của trường cũng như sự vươn lên và phát triển bền vững.

2.2. Khách quan

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên thường thay đổi, chưa có tính nhất quán cao nhất trong việc triển khai hướng dẩn thực hiện công tác chuyên môn, tổ chức kiểm tra, đánh giá thi cử làm cho cơ sở khó khăn trong việc định hướng hoạt động lâu dài.

- Cơ chế tự quản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự, tài chính, kết quả hoạt động và cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trong giai đoạn tiếp theo

- Đẩy mạnh nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên; giáo dục thái độ, động cơ học tập cho học sinh.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường như:

+ Giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

+ Quản lý học sinh, đánh giá học lực và hạnh kiểm.

+ Quản lý nhân sự.

+ Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, kế hoạch ...

- Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh. Tăng cường công tác hỗ trợ, tư vấn của giáo viên.

- Xây dựng tính chuyên nghiệp trong chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho các thành viên trong nhà trường.

- Đổi mới, xây dựng quy trình hoạt động của công tác thi đua – khen thưởng.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; đầu tư và phát triển công tác chuyên môn cho toàn trường.

- Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, cải tạo sân chơi bãi tập, xây dựng môi trường sư phạm văn minh, lịch sự.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn thanh niên, Chi đoàn giáo viên, và Công đoàn trường.

- Xây dựng nét đặc trưng truyền thống của nhà trường trong 40 năm.

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

- Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nhân viên theo đúng định mức tiêu chuẩn và phấn đấu trên chuẩn cán bộ, giáo viên, nhân viên trường. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Quan tâm việc cử giáo viên ôn tập và thi các lớp cao học chuyên ngành, cử cán bộ quản lý tham gia các lớp nghiệp vụ quản lý giáo dục và các lớp Cao cấp chính trị.

- Chú trọng ứng dụng CNTT trong dạy - học và công tác quản lý.

- Quan tâm công tác xã hội hoá giáo dục, chú trọng huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nhà trường và hỗ trợ học sinh học tập tốt

      B. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Sứ mệnh

Xây dựng được môi trường học tập, rèn luyện thân thiện, nền nếp, kỷ cương, chất lượng nhân văn, đội ngũ tâm sâu, giàu đức, sức trụ, đủ tài để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng, tư duy sáng tạo, tiềm lực của mình; giúp cho học sinh phát huy hết những năng lực tiềm ẩn vốn có của chính mình, với một văn hóa giáo dục hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, với cách giao tiếp, truyền đạt mới mẻ là thành phần tiên phong cho sự nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2. Tầm nhìn

Trở thành một ngôi trường có chất lượng cao, đào tạo ra những con người mạnh khỏe về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, có kỹ năng sống tốt, đáp ứng cho việc tiếp tục học lên cao; là  nơi học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện; nơi giáo viên, học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc, thành đạt, một nhà trường hạnh phúc.

3. Giá trị cốt lõi

- Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc;

- Lòng nhân ái, lòng tự trọng;

- Tính đoàn kết, tính trung thực;

- Sự hợp tác, tinh thần trách nhiệm;

- Tính sáng tạo, khát vọng vươn lên;

- Tính kiên trì, Năng động;

- Hòa nhập.

4. Phương châm hành động                  

“Dân chủ, thân thiện,  đổi mới, kỷ cương, chất lượng, nhân văn và bền vững  ”

       C. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

I. Mục tiêu chung

1. Xây dựng đội ngũ vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ; thống nhất trong tư tưởng và hành động; tự tin, nhạy bén, linh hoạt trong giao tiếp, có tâm huyết với nghề, yêu mến ngôi trường mình và đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trường.

2. Nâng cao chất lượng học tập và hiệu quả học tập của học sinh trên các mặt “Đức - Trí - Thể - Mỹ ”; giáo dục học sinh các đức tính: trung thực, tự tin, có khát vọng vươn lên, nhạy bén thích nghi với môi trường; biết tôn trọng, biết lắng nghe và bày tỏ chính kiến của mình.

3. Xây dựng một nhà trường  hiện đại, có đầy đủ cơ sở vật chất để phát triển các kỹ năng, năng khiếu cho học sinh; tạo lập môi trường thân thiện giữa thầy và trò, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

4. Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, trở thành một trong những trường THPT tiên tiến, hiện đại, thúc đẩy địa phương phát triển nhanh, mạnh, bền vững  phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

II. Mục tiêu cụ thể

1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

-  Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 98%;

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính, truy cập, khai thác có hiệu quả Cổng thông tin điện tử của Ngành và Website của nhà trường.

- Sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả;

- 100% cán bộ quản lý có trình độ Thạc sỹ.

- Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn: từ 20% trở lên.

2. Học sinh: Hàng năm                 

- Qui mô: Trường đạt loại  I.

- Chất lượng học tập:

+ Trên 70% học lực khá, giỏi;

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 5%, học sinh kém dưới 0,2 %;

+ Tỷ lệ học sinh khối 12 đỗ Đại học, Cao đẳng: trên 70 % ;

+ Học sinh giỏi cấp tỉnh tăng số lượng qua từng năm học;

- Chất lượng hạnh kiểm: trên 95% hạnh kiểm khá, tốt;

- Tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1%.

3. Cơ sở vật chất

- Hoàn thiện xây dựng trường tại vị trí mới có đầy đủ các hạng mục theo hướng hiện đại, văn minh.

Xây dựng bô sung các hạng mục nhà nước không đầu tư bằng cách vận động tài trợ để tạo lập môn trường xanh - sạch - đẹp, bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy, học đạt chuẩn.

- Xây dựng thư viện đạt chuẩn;

- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại, trang bị camera tất cả các hành lang.

D. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

I. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác, thực hiện tốt dạy học môn tự chọn, tăng thực hành, rèn luyện khả năng tự học cho học sinh;

- Chú trọng dạy học tích hợp, kiến thức liên môn.

II. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ.

- Tạo điều kiện, động viên giáo viên có năng lực học sau đại học;

- Tổ chức cho nhân viên tự đăng ký các chủ đề tự học, tự nghiên cứu;

III. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa.

- Tập trung xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới, chữa CSVC, đầu tư trang thiết bị, từng bước hoàn thiện phòng học bộ môn;

- Lập dự án đề nghị các cấp quan tâm xây dựng thêm phòng bộ môn đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nhà trường;

IV. Nâng cao chất lượng quản lý toàn diện nhà trường bằng CNTT

- Đẩy mạnh tin học hoá tất cả hoạt động của nhà trường;

- Phụ trách: Hiệu trưởng, Tổ trưởng tin học.

V. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục.

- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục,phát huy nguồn lực huy động từ các mạnh thường quân là cựu học sinh của nhà trường;

- Tìm đối tác liên kết giáo dục phù hợp với pháp luật và thực tiễn giáo dục;

VI. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế.

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế phối hợp giữa ban đại diện CMHS và nhà trường trong thông tin giáo dục, quản lý học sinh, khen thưởng và xử lí kỉ luật học sinh;

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.1. Tổ chức

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chiến lược gồm: Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Thư ký hội đồng, Bí thư đoàn trường, Tổ trưởng chuyên môn.

Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành triển khai việc thực hiện Kế hoạch chiến lược theo chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên.

Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn triển khai thực hiện sát với tình hình thực tế của nhà trường.

1.2. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

1.3. Lộ trình thực hiện: 2 giai đoạn

a) Giai đoạn 1: Từ năm 2021 -2022: Xác lập nền nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp.

b) Giai đoạn 2: Từ năm 2022 – 2025:  Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường.

1.4. Nhiệm vụ cụ thể của Ban chỉ đạo

1.4.1. Hiệu trưởng     

Trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện.Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược đến từng Cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường. Tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện Kế hoạch từng năm.

1.4.2. Đối với các Phó hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

1.4.3. Thư ký Hội đồng

Hỗ trợ các phó ban để nắm tình hình thực hiện; theo dõi, tổng hợp, tham mưu đề xuất các ý kiến và ghi nhận các nội dung trong các buổi họp rút kinh nghiệm từ các bộ phận thành viên. Tóm lược các nội dung cần thiết để thông báo trong toàn hội đồng.

1.4.4. Chủ tịch Công đoàn

Chỉ đạo hoạt động của các tổ trưởng công đoàn, vận động xây dựng đạo đức lối sống, theo dõi và tổng hợp phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên và nhân viên. Chú trọng vào hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Làm công tác tư tưởng theo dõi động viên cán bộ, công chức khắc phục khó khăn trong đó coi trọng yếu tố tâm lý để tạo động lực làm việc trong giáo viên, tổ chức các hoạt động kiểm tra đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra.

1.4.5. Bí thư Đoàn trường, Bí thư chi đoàn giáo viên

Xây dựng kế hoạch hoạt động, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh để có các chương trình huấn luyện kỹ năng sống, trò chơi dân gian, trò chơi khoa học; thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ Tin học, câu lạc bộ tiếng Anh; Duy trì và phát triển các hoạt động văn nghệ, Thể dục thể thao hàng năm của trường.

Phát hiện và xây dựng lực lượng nòng cốt từ các chi đoàn lớp để xây dựng phong trào: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ Trường học hạnh phúc” thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, thu nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ học sinh.

1.4.6. Tổ trưởng chuyên môn

Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, chú trọng các biện pháp để khắc phục các tồn tại của tổ; tổ chức phân công hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ, các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, hỗ trợ sử dụng các phương tiện, thiết  bị dạy học... Kiểm tra đánh giá, xếp loại, rút kinh nghiệm các hoạt động của tổ bộ môn. Khắc phục sự chênh lệch về kinh nghiệm và sức sáng tạo trong hai thế hệ giáo viên lớn tuổi và trẻ tuổi thông qua các buổi sinh hoạt tổ, thao giảng, tiết dạy tốt.

1.4.7. Tổ Hành chính

Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, chú trọng các biện pháp để khắc phục các tồn tại của tổ; phối hợp và tổ chức phân công cán bộ nhân viên; sử dụng các phương tiện, thiết bị cho khâu quản lý hồ sơ, sổ sách, sách giáo khoa hợp lý, khoa học; kiểm tra đánh giá xếp loại, rút kinh nghiệm từng bộ phận kịp thời, chính xác, kịp tiến độ công việc chung của trường.

1.4.8. Tổ trưởng công đoàn

Phối hợp với tổ trưởng bộ môn thường xuyên vận động đồng nghiệp tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy; mạnh dạn đề xuất các yêu cầu cần khắc phục, đề xuất khen thưởng các cá nhân tiêu biểu trong tổ.

1.4.9. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên

 Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

1.4.10. Đối với đội ngũ học sinh và cha mẹ học sinh

Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt công tác tuần, tháng, từng kỳ và cả năm học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhịêm và đoàn thanh niên.

Tích cực hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện kỹ năng sống.

Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh một cách có hiệu quả, làm tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trong và ngoài nhà trường./.

2. Phương thức kiểm tra, đánh giá

Dựa trên các văn bản pháp quy hiện hành, cập nhật những văn bản mới theo từng thời điểm để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động của trường đúng hướng. Cụ thể:

- Các tiêu chí kiểm định chất lượng trường trung học phổ thông.

- Chiến lược phát triển ngành giáo dục từ nay đến 2025.

- Điều lệ trường phổ thông.

- Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về đánh giá xếp loại học sinh trung học.

- Các văn bản về xây dựng trường chuẩn quốc gia,và kiểm định chất lượng.

- Các văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa, của Sở Giáo dục và Đào tạo, Huyện ủy, UBND huyện Hà Trung về công tác giáo dục.

Biện pháp thực hiện:

- Trong hai năm đầu: Dựa vào đánh giá của cá nhân, tập thể nhận xét. Những năm học sau thực hiện việc xét duyệt để điều chỉnh kế hoạch chiến lược theo định hướng phát triển của nhà trường. Trên cơ sở tự đánh giá, Ban chỉ đạo phân công kiểm tra, đối chiếu với hoạt động thực tế để có kết luận và rút kinh nghiệm.

- Sau hai năm thực hiện: Hình thành quy trình đánh giá, kiểm tra đúng mực để nâng cao chất lượng hoạt động.

- Mỗi năm học thực hiện đánh giá đổi mới hoạt động nhà trường một lần vào cuối học kỳ 2.

3. Các hoạt động để làm cơ sở kiểm định chất lượng giáo dục

3.1. Đối với học sinh

- Căn cứ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cuối năm để đánh giá;

- Căn cứ kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông, trúng tuyển đại học, cao đẳng và các giải thưởng học sinh giỏi đạt được để đánh giá.

- Các hoạt động dành cho cá nhân và tập thể lớp được xem xét mỗi năm để đánh giá, xác định, kiểm tra lại kết quả thực hiện.

- Duy trì và có biện pháp hỗ trợ các câu lạc bộ hoạt động cho hiệu quả.

- Mỗi chi đoàn lớp thực hiện một công trình thanh niên về môi trường sư phạm.

- Phát huy các trò chơi dân gian, trò chơi khoa học, các hoạt động văn thể mỹ được quan tâm đầu tư và tạo điều kiện hoạt động.

3.2. Đối với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Các hoạt động thực tiễn của giáo viên trong năm học: hội giảng, thao giảng, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.

- Tham gia các hoạt động ngoại khóa của tổ bộ môn, của nhà trường.

- Tham gia các hoạt động phong trào của các đoàn thể công đoàn, đoàn trường.

- Kết quả học tập của các lớp được phân công phụ trách.

- Căn cứ kết quả thi đua cuối năm học làm cơ sở để đánh giá.

 

 Nơi nhận:

- Sở GD&ĐT Thanh Hóa (B/c);

- Huyện uỷ - HĐND -UBND Huyện Hà Trung (B/c);

- Các đ/c BCH Đảng bộ;

- Các PHT và TTCM;

- Lưu VT.

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Văn Xuân

 

 

PHÊ DUYỆT CỦA UBND HUYỆN HÀ TRUNG