BÁO CÁO TỔNG KẾT HK1 NĂM HỌC 2022 - 2023

Đăng lúc: 12:26:38 26/01/2023 (GMT+7)

Học kỳ 1 năm học 2021-2022 nhà trường đã triển khai đầy đủ các văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của địa phương và của ngành giáo dục tới toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh trong nhà trường. Quan đó tạo sự nhận thức sâu sác trong đội ngũ và học sinh. Các cán bộ giáo viên học sinh của nhà trường đều thực hiện nghiêm túc.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA

 
 
 


Số:    / BC- THPTHLK

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 
 


           Hà Trung, ngày 10  tháng 01  năm 2023

                                                              BÁO CÁO

Kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2022-2023

 
 
 


A. Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2022-2023

1. Thuân lợi:

     Năm học 2022-2023, trường THPT Hoàng Lệ Kha có nhiều thuận lợi:

        - Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hoá, huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Hà Trung. Kinh tế địa phương ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện; việc chăm lo phát triển giáo dục được toàn xã hội quan tâm.

      -  Đảng bộ nhà trường ngày càng vững mạnh. Đội ngũ giáo viên đầy đủ, đồng bộ; đời sống nhà giáo đảm bảo đủ để đội ngũ yên tâm công tác; nhiều đồng chí trẻ tâm huyết với nghề, năng nổ, say sưa trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

      - Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục giữ vững; CSVC tuy còn khó khăn song đã được bổ sung một số trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện CTGD 2018.

Lãnh đạo huyện Hà Trung tặng hoa chúc mừng ngày khai giảng năm học mới 2022_2023

Văn nghệ chào mừng năm học mới

2. Khó khăn: 

     - Khuôn viên nhà trường chật; thiếu diện tích sân chơi; sân tập TDTT quá chật hẹp, gần với các phòng học.

     - Những hiện tượng tiêu cực, những tệ nạn xã hội, mặt trái cơ chế thị trường đang  ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường giáo dục.

     - Tình hình dôi dư giáo viên và việc điều chuyển giáo viên vẫn đang tạo tâm lý lo lắng trong đội ngũ.

    - Năm học đầu tiên thực hiện Chương trình 2018 đối với lớp 10 cho nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

B. Kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2022-2023

I. Công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương

     1. Tổ chức tuyên truyền, triển khai các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh, của địa phương đến đội ngũ, cán bộ, giáo viên trong ngành đảm bảo đồng bộ, kịp thời, hiệu quả.

     Học kỳ 1 năm học 2021-2022 nhà trường đã triển khai đầy đủ các văn bản, hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của địa phương và của ngành giáo dục tới toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh trong nhà trường. Quan đó tạo sự nhận thức sâu sác trong đội ngũ và học sinh. Các cán bộ giáo viên học sinh của nhà trường đều thực hiện nghiêm túc.

     2. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương các đề án, giải pháp để phát triển nhà trường. Nhà trường đó thường xuyên tham mưu với Huyện ủy, HDND huyện, UBND huyện về các chủ trương trong lãnh đạo, điều hành hoạt động của nhà trường, đặc biệt là chủ trương xây dựng trường tại địa điểm mới. Hiện nay đơn vị thi công đang thực hiện phần xây thô tầng 3 các khu nhà.

    3. Tổ chức thực hiện các quy định của ngành, của tỉnh trên các lĩnh vực được giao. Thực hiện nghiêm túc các chủ trương của tỉnh, của ngành trên các lĩnh vực công tác được giao, làm tốt công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật giảng dạy học sinh trong nhà trường. Đặc biệt là các công tác phòng chống Ma tuý, Mại dâm, Tệ nạn xã hội, An toàn giao thông.

II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ

 1. Thực hiện kế hoạch phát triển số lớp, số học sinh:

    - Tổng số lớp: 28; Số học sinh: 1143. ( Khối 10: 412; Khối 11: 377: Khối 12: 354)

    - So với kế hoạch  được giao giảm 33 học sinh ( Khối 10 giảm 8; Khối 11 giảm  1; Khối 12 giảm 24)

    - So với cùng kỳ năm trước: Cùng kỳ năm trước số hs: 1140, tăng 3 học sinh.

    - Kết quả duy trì sĩ số học sinh trong học kỳ I: đầu năm 1150, giảm  7 học sinh.

    - Số học sinh bỏ học: 10 ; nguyên nhân: có nhiều lý do, trong đó chủ yếu chuyển học nghề.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD

  - Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, vị trí của Người thầy trong sự nghiệp “Trồng Người” và trong xã hội. 

      Tập trung giáo dục chính trị tư tưởng trong đội ngũ CBGV-HS, nhằm nâng cao nhận thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ được giao.Tiếp tục tuyên truyền và khơi dậy niềm tự hào về phẩm chất nhà giáo, về nghề dạy học, về vị thế của giáo dục trong tình hình hiện nay.

      Triển khai có hiệu quả các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về Giáo dục Đào tạo, nhất là chủ trương đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết 29 của Đảng để cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh và toàn xã hội tích cực tham gia ủng hộ.

      Tuyên truyền các gương nhà giáo về sự tận tâm, tận tụy với nghề trong đội ngũ; về nghị lực vượt khó, sáng tạo trong học tập của học sinh trên các diễn đàn nhà trường nhằm nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt.

      Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường kỷ cương, nề nếp và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Gắn kết các cuộc vận động với Chỉ thị 05-CT/TW về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

 - Phân công, bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên giảng dạy, công tác thiết thực, theo quy định . Số cán bộ, giáo viên:  71. Thừa 1 giáo viên;

 + Dự báo nhu cầu sử dụng đội ngũ giáo viên trong thời gian tới: 70 người.

- Giao chất lượng giáo dục đến từng bộ môn và giáo viên giảng dạy.

  + Trên cơ sở kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022; lấy điểm đầu vào lớp 10, đơn vị giao chất lượng cho từng giáo viên gắn với công tác thi đua khen thưởng.

  + Tổ chức Hội nghị chuyên đề “ Các giải pháp nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp THPT năm học 2022-2023 ”; chuyên đề “ Các giải pháp nâng cao chất lượng nền nếp học tập cho học sinh”, chuyên đề ôn thi học sinh giỏi các mon văn hóa.

Thầy Nguyễn Văn Xuân phát biểu trong hội nghị chuyên đề nâng cao chất lượng thi TN THPT

Thầy Mai Văn Ngọc phát biểu trong hội nghị chuyên đề nâng cao chất lượng thi HSG cấp tỉnh.

 

   + Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn tập trung nâng cao chất lượng dạy học; tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.

   + Tổ chức thi tập trung giữa kì và thi học kì nghiêm túc để đánh giá đúng chất lượng học sinh. Tổ chức thi khảo sát chất lượng học sinh từng khối, rà soát học sinh yếu kém để phụ đạo riêng.

- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định.

 - Hạn chế, khó khăn, nguyên nhân.

  + Hạn chế: Việc tiếp cận với công nghệ thông tin, các phư­­ơng pháp dạy học hiện đại và thực hiện các tiết thí nghiệm, thực hành của một số ít giáo viên còn hạn chế.  Việc quản lý giờ dạy của số ít giáo viên chư­­­a tốt: Một số tiết học còn ồn, số ít môn chưa đảm bảo sĩ số lớp trong các buổi học thêm. Các tiết thể dục-QP còn khó khăn, nhất là những ngày thời tiết xấu. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hoá chưa cao, chưa đạt chỉ tiêu đề ra ở hầu hết các môn thi, vẫn còn có môn không có giải.

+ Khó khăn: Chất lượng đầu vào thấp và khá chênh lệch ( tuyển sinh lớp 10 xếp  thứ 51 toàn tỉnh);  đơn vị có 40% học sinh miền núi; CSVC nhà trường xuống cấp nhất là các phòng học, trong khi đơn vị đang xây dựng khu mới nên không sửa chữa thêm; tệ nạn xã hội và mặt trái cơ chế thị trường có phần ảnh hưởng đến nhà trường.

+ Nguyên nhân:

    Nhiều gia đình phụ huynh đi làm ăn xa, ít quan tâm đến con cái, còn khoán trắng cho nhà trường trong việc quản lý và giáo dục học sinh.  

    Nhà trường không có phòng thực hành, thí nghiệm, không có phòng chức năng, không có nhà tập đa năng vì vậy rất khó khăn trong việc thực hiện các tiết thực hành thí nghiệm và các giờ dạy thể chất.

    Năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với bậc THPT nên còn nhiều khó khăn.

    Một số ít giáo viên chưa thực sự  đầu tư cho chuyên môn,  Một số tổ chưa huy động được sức mạnh tổng hợp trong công tác công tác bồi dưỡng HSG cấp tỉnh.  Một số ít học sinh chưa chăm ngoan, ý thức rèn luyện kém, còn vi phạm nội quy nhà trường phải xử lý kỷ luật.

3. Tình hình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Lớp 10)

 3.1. Khó khăn, vướng mắc:

 + Là năm đầu tiên thực hiện cho nên học sinh, phụ huynh và nhà trường rất lúng túng.

 + Đơn vị không có GV dạy môn âm nhạc, Mỹ thuật; đầu năm thiếu SGK; thiết bị dạy học còn thiếu.

 + Chất lượng học sinh lớp 10 đầu vào thấp (xếp thứ 56 toàn tỉnh)

+ Việc cung ứng SGK và ác tài liệu còn chậm.

3.2. Giải pháp khắc phục.

  + Tập trung tuyên truyền để học sinh phụ huynh nắm được việc thực hiện CTGD 2018.

  + Bố trí  các lớp học phù hợp với phẩm chất, năng lực và nguyện vọng  học sinh.

  + Thực hiện XHH giáo dục để lắp đặt 14 ti vi trên phòng học.

  + Mua SGK và CSVC kịp thời.

  + Chỉ đạo chuyên môn thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục được Hiệu trưởng đã duyệt từ đầu năm.

 + Tổ chức thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm.

 + Chỉ  đạo chuyên môn thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2021/TT-BGD ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021.

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là môn tiếng Anh.

 4.1 Các giải pháp thực hiện của nhà trường:

    + Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch dạy học Tiếng Anh trong nhà trường, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ: Tiếp tục thực hiện Bồi dưỡng GV Tiếng Anh theo chuẩn Châu Âu. Đổi mới hình thức thi, kiểm tra đánh gía năng lực Tiếng Anh của học sinh; tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị dạy học, Ứng dụng CNTT và khai thác mạng Internet trong dạy học ngoại ngữ.

 + Chỉ đạo chuyên môn phân công chuyên môn phù hợp với năng lực của giáo viên.

 + Chỉ đạọ tổ nhóm thực hiện đầy đủ Chương trình bồi dưỡng giáo viên. Tổ chức thao giảng dự giờ rút kinh nghiệm.

 + Tổ chức khảo sát chất lượng học sinh và giao chỉ tiêu cho từng giáo viên.

 4.2. Kết quả thực hiện:

  - Chất lượng dạy học ngoại ngữ từng bước được nâng cao, năng lực ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên được nâng lên.

 -Số lớp, số học sinh học tiếng Anh theo chương trình 10 năm: Không

- Số lớp, số học sinh học tiếng Anh theo chương trình 7 năm: 28 lớp;

- Chất lượng học tập của học sinh: HSG cấp tỉnh: 5 giải, trong đó 1 Nhì, 1 Ba, 3 Khuyến khích. Chất lượng đại trà đảm bảo.

 4.3. Hạn chế, khó khăn, nguyên nhân.

     Chất lượng môn Tiếng Anh đầu vào rất thấp. CSVC và các trang thiết bị thiếu nhiều. Chất lượng đội ngũ còn chưa đồng đều, chưa đáp ứng được như kỳ vọng của phụ huynh học sinh. Một số giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định. Học sinh chưa phát triển được nhiều kĩ năng nghe, nói.

5. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, đảm bảo an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho học sinh

5.1. Các giải pháp:

     Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho CBGV-HS. 100% CBGV - HS không vi phạm pháp luật. CBGV gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao. Tiếp tục quán triệt trong đội ngũ nâng cao năng lực ứng xử sư phạm trong đội ngũ. Làm tốt công tác truyền thông tuyên truyền người tốt việc tốt.

     Duy trì hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp để phối hợp giáo dục học sinh; quan tâm và giúp đỡ những học sinh khó khăn. Ban thường trực thực hiện trực tại trường thường xuyên, cùng với BGH và Đoàn thanh niên kịp thời giúp đỡ học sinh khó khăn, học sinh vi phạm nội quy.

       Phối hợp với các tổ chức chính trị trong và ngoài nhà trường để đẩy mạnh các phong trào thi đua và các cuộc vận động; đẩy mạnh các hoạt động NGLL; đẩy mạnh công tác phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước trong học đường.

      Công tác giáo dục thể chất: Chỉ  đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học theo đúng quy định và các văn bản hướng dẫn của ngành. Tăng cường tuyên truyền giáo dục tinh thần thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, phòng chống bệnh dịch. Thực hiện đầy đủ các tiết thực hành, tạo mọi điều kiện về CSVC trang thiết bị, sân bãi phục vụ cho môn học. 100% học sinh được đánh  giá đạt. Chỉ đạo chuyên môn thực hiện nghiêm túc các quy định chuyên môn về công tác giáo dục thể chất cho học sinh.

     Công tác thể thao trường học: Chỉ đạo tổ tích cực ôn luyện đội tuyển tham gia Hội thao cấp tỉnh. Các hoạt động thể dục thể thao được chú trọng.

 5.2.  Kết quả thực hiện :

 - Tổ chức tốt cuộc thi tìm hiểu về Lịch sử và truyền thống Cách mạng nhân dân Thanh Hóa, kết quả 8 giải (4 giải Ba; 4 giải khuyến khích )

- Đơn vị đảm bảo công tác an ninh an toàn trường học. 100% học sinh thực hiện tốt các quy định của pháp luật.

5.3.  Hạn chế, khó khăn, nguyên nhân.

   Trong năm học, nhà trường không có học sinh vi phạm pháp luật. Tuy nhiên có 13 học sinh vi phạm nội quy nhà trường phải xử lý kỷ luật (trong đó: tạm dừng học 1 tuần  có 04 học sinh; tạm dừng học 05 ngày có 04 học sinh; tạm dừng học 3 ngày có 5 học sinh)

  Có môt số học sinh chưa có chí hướng học tập, rèn luyện rõ ràng; chưa có hiểu biết về truyền thống Cách mạng, lịch sử, dân tộc; một số em còn lười học tập, rèn luyện , thậm chí ăn chơi, đua đòi.

 + Khó khăn, nguyên nhân: Cổng trường quá chật hẹp; có nhiều quán xá mọc lên, tiềm ẩn cả nguy cơ về tai nạn giao thông. Các tai tệ nạn xã hội tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập và học đường.

6. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục.

6.1. Các giải pháp thực hiện của nhà trường.

 -Tiếp tục tăng cường tập huấn công nghệ thông tin cho cỏn bộ, giáo viên, nhân viên.

 - Cải tạo, sửa chữa thiết bị công nghệ thông tin liên quan đến giảng dạy và học tập, khai thác tốt các thiết bị sẵn có, các phần mền ứng dụng trong quản lí, dạy, học.

- Triển khai và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc CV 4267/BGD ĐT- CNTT v/v hướng dẫn và sử dụng CNTT năm học 2022-2023 và các văn bản khác liên quan.

- Xây dựng kế hoạch (số 92/KH- THPTHLK ngày 17/10/2022); thành lập tổ CNTT trong đơn vị và tổ chức thực hiện nghiêm túc.

6.2. Kết quả thực hiện ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy trong công tác quản lý nhà trường:

 + Việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy: Tăng số tiết giảng có ứng dụng công nghệ thông tin trên các lớp. Trang bị thêm máy chiếu trên các lớp, có 14 lớp hoàn thành lắp ti vi hỗ trợ cho việc dạy học. Trang bị các đường chuyền Internets lên lớp học, hoàn thành việc thiết lập trên phần mềm dạy học vnedu. Khai thác tốt hơn các phần mềm quản lý, phần mềm tổ chức dạy học. Đầu tư thêm một số máy tính phục vụ công tác quản lý, dạy học.

+ Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành: Việc điều hành của nhà trường, quản lí cán bộ, giáo viên được sử dụng bằng công nghệ thông tin dẫn đến nhanh chóng, chính xác, tiện lợi.

+ Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT: Mua sắm mới và tập huấn các phần mềm quản lý trong đó có phần mềm xử lý công việc, phần mềm đánh giá nhà trường.

6.3. Hạn chế, khó khăn, nguyên nhân:

   Các trang thiết bị dạy học công nghệ thông tin đó cũ xuống cấp chưa có kinh phí để trang bị mới. Có một số giáo viên ngại sử dụng công nghệ thông tin do năng lực hạn chế và thiếu tinh thần tự học nâng cao trình độ.

7. Công tác tài chính, huy động các nguồn lực; tăng cường xây dựng CSVC, thiết bị trường học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

7.1. Công tác tham mưu với cấp ủy đảng và chính quyền địa phương :

- Tham mưu với huyện Hà Trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường tại khu đất mới để chuyển trường về vị trí mới ( dự kiến sẽ chuyển trường vào đầu năm 2024);

- Tiếp tục huy động các nguồn lực xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.    

 - Làm tốt phong trào XHH giáo dục để huy động thêm kinh phí từ các nhà doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, phụ huynh và nhân dân đầu tư cho công tác khuyến học, khuyến tài.

    Huy động nhân dân chăm lo giáo dục, phát huy tiềm năng của Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ h/s. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học, quỹ Ban đại diện cha mẹ h/s đóng góp.

   Tiếp tục quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí trong và ngoài ngân sách.

7.2. Kết quả thực hiện:

   Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật đầu tư công và các văn bản thi hành Luật. Bố trí hợp lý chi đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường hiệu quả nguồn lực tài chính chi cho chuyên môn.

 + Trường chưa đạt chuẩn quốc gia. Dự kiến năm 2024.

 + Thực trạng về phòng học của đơn vị hiện nay: 28 phòng học kiên cố, đủ cho học 1 ca. Công tác quy hoạch cảnh quan trường, lớp gọn gàng; vệ sinh môi trường, sân chơi, bãi tập sach sẽ, ngăn nắp, an toàn.

 + Thiết bị, đồ dùng dạy học hiện nay đã cũ và lạc hậu. Giáo viên sử sụng tối đa các thiết bị hiện có. BGH kiểm tra thường xuyên, có hồ sơ theo dõi sử dụng, quản lý thiết bị nhà trường.

 + Đơn vị đã triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ qui định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

 + Đơn vị đã thực hiện nghiêm túc việc thu chi học phí và các khoản thu ngoài học phí, các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 287/2022/NQ-HĐNDNghị quyết số 286/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của HĐND tỉnh và các văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT.

7.3. Triển khai quy chế chi tiêu nội bộ: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và nghiêm túc thực hiện.

7.4. Công tác huy động các nguồn tài trợ cho các CSGD theo Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018. Thực hiện nghiêm túc các quy định và đúng quy trình, theo hướng dẫn của tài chính.

7.5. Hạn chế, khó khăn, nguyên nhân.

 - Hạn chế, khó khăn: Nguồn kinh phí hạn hẹp.

 - Nguyên nhân: Do thừa 1 biên chế giáo viên.

8. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

8.1. Các giải pháp thực hiện của nhà trường:

 - Quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu: Nhà trường tổ chức bồi dưỡng cho học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trên cơ sở nắm chắc năng lực sở trường của từng học sinh chọn cử giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết quả 17 giải HSG cấp tỉnh các môn văn hóa ( giảm 17 giải so với năm học 2021-2022); 15 giải HSG môn giáo dục QPAN cấp tỉnh,trong đó có 3 giải Quốc gia của h/s Nguyễn Quang Đông -11C4.

Em Nguyễn Quang Đông lớp 11C4 trong đội tuyển tham gia Hội thao QP_AN toàn quốc năm 2022

- Xây dựng quy chế, cơ chế động viên học sinh giỏi: Bằng việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ có nâng mức thưởng cho các danh hiệu thi đua.

- Phối hợp với các tổ chức cá nhân, các danh nghiệp các nhà hảo tâm trao học bổng, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong hoc tập. Qua đó khuyến khích tạo động lực cho các em học tập.

 - Chú trong nâng cao chất lượng môn học Tiếng Anh; động viên phụ huynh đầu tư  cho con học lấy chứng chỉ ngoại ngữ để đi du học hoặc xét vào các trường Đại học tốp trên.

 - Đẩy mạnh việc Hội nhập quốc tế trong giáo dục nhà trường; cử giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng; 100% GV ứng dụng tốt CNTT trong dạy học

 - Tổ chức dạy học gắn liền với việc phân luồng hướng nghiệp cho học sinh. Phối hợp với các trung tâm hướng nghiệp của tỉnh và huyện giới thiệu ngành nghề có nhu cầu cao trong xã hội hiện nay để học sinh có kiến thức kỹ năng lựa chọn ngành nghề trong tương lai.

 - Chỉ đạọ công tác viết SKKN và NCKH  đạt hiệu quả. Có 17 SKKN được xếp loại cấp ngành ( 6B, 11C) tăng 3SKKN so với năm học 2020-2021; 1 dự án KHKT đạt giải Ba.

8.2. Kết quả đạt được trong học kỳ I:

- Chất lượng giáo dục đại trà:

                        Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh:

Khối

Số học sinh

                         Học lực

Hạnh kiểm

 (Kết quả rèn luyện)

Ghi chú

Giỏi

Tốt

Khá

TB

Đạt

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

( Đ)

Yếu

(CĐ)

HSG

HSTT

10

412

43

167

174

28

0

302

84

13

13

 

 

11

377

75

170

117

13

02

274

68

28

7

 

 

12

354

111

213

30

0

0

317

33

1

3

 

 

Tổng

1143

229

550

321

41

02

893

185

42

23

 

 

+ Kết quả xếp loại văn hóa;  Học kỳ I, năm học 2022-2023 có :

     Loại giỏi:  229/1143 = 20,03 %; HKI năm học trước 27,93;  giảm 7,9 %

      Loại Khá: 550/1143 = 41,19 %; HKI  năm học trước 61,88%,  giảm 20,69 %

      Loại TB:  321/1143 = 28,08 % ; HKI  năm học trước 10,19 %, tăng  17,89 % 

      Loại yếu:   41/1143 =   3,59 %; HKI  năm học trước 0%;  giảm 3.59 %  

      Loại kém: 02/1143 = 0,17; HKI  năm học trước tăng 0,17%;

+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học kỳ I năm học 2022-2023 có:

      Loại tốt:   893/1143= 78,13 %; HKI năm học trước 64,52 % ; tăng 13,61 %

      Loại Khá: 185/1143 = 16,19 %; HKI  năm học trước 32,97  %, giảm 16,78 %.

      Loại TB và đạt:    42/1143 = 3,67 %; HKI  năm học trước 2,48% , 1.19 tăng %.

      Loại yếu và CĐ:   23/1143 = 2,01 %; HKI  năm học trước 0,03; tăng 1,98%.

- Chất lượng giáo dục mũi nhọn (học kỳ 1 năm học 2021-2022, so sánh với cùng kỳ năm học trước).

 + HSG các môn văn hóa: 17 giải( 1 Nhất; 3 Nhì; 3 Ba; 10 KK) giảm 17 giải so với năm học 2021-2022.

 + HSG môn QPAN: 12 giải cấp tỉnh, (đơn vị được nhận Cờ toàn đoàn) và 3 giải toàn quốc.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

8.3. Hạn chế, khó khăn, nguyên nhân.

 - Hạn chế:

 + Kết quả kỳ thi HSG cấp tỉnh các môn văn hóa xếp thứ 56, tụt 25 bậc so với năm học 2021-2022.

 + Chất lượng đội ngũ không đồng đều, có đồng chí chưa tâm huyết với chuyên môn.

 + Khó khăn: Nguồn kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn, khen thưởng còn ít  và còn nhiều bất cập;

- Nguyên nhân: Chất lượng đầu vào thấp, không đồng đều, không có nguồn để chọn  đội tuyển HSG văn hóa, có môn không chọn đủ học sinh dự thi; thiếu phòng học để bồi dưỡng học sinh. Một số giáo viên chưa tâm huyết, chưa có kinh nghiệm ôn thi. Công tác điều chuyển giáo viên cũng có phần ảnh hưởng đến việc dạy đội tuyển ( có đồng chí nhiều kinh nghiệm, dạy giỏi, là cốt cán nhưng vẫn phái đi điều động)

9. Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”.

 - Phối hợp với các  tổ chức đoàn thể tiếp tục triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động, trọng tâm là phong trào thi đua “ Dạy tốt- học tốt”, “ Đổi mới sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”.

  - Phát động đợt thi đua chào mừng Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tổ chức Hội giảng được 14 tiết thuộc Chương trình lớp 10; tổ chức  sinh hoạt chuyên môn, góp ý giờ dạy theo hướng dẫn 572/HD-SGD ĐT. Tổ chức sơ kết thi đua và trao thưởng kịp thời. kết quả có 7 tập thể và 15 cá nhân được khen thưởng về  công tác giảng dạy, học tập;

- Tiếp tục triển khai kế hoạch số 223/KH-UBND ngày 14/10/2021 của UBND tỉnh và kế hoạch số 3167/KH-SGD ĐT ngày 05/11/2021 về triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025.

 - Tổ chức Hội nghị 3 chuyên đề: Nâng cao công tác ôn thi tốt nghiệp THPT; đổi mới ôn thi HSG các môn văn hóa; đổi mới công tác quản lý nền nếp học sinh.

- Tôn vinh những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong quản lý, giảng dạy và học tâp. Nhiều giáo viên được cá cấp khen thưởng Đơn vị có 3 cá nhân được tôn vinh trong Kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam;, 01 cá nhân được vinh danh công chức viên chức tiêu biểu năm 2022; đề xuất và gửi hồ sơ đề nghị Hội đồng các cấp xét 2 Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 vào năm 2023.

- Xây dựng môi trường giáo dục nhà trường xanh- sạch- đẹp- an toàn, thân thiện; phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, thân thiện. Tham gia có hiệu quả cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” đạt 2 giải khuyến khích; triển khai “Trường học hạnh phúc”…

10. Công tác thông tin, truyền thông

Triển khai và thực hiện  đầy đủ nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chủ động nắm bắt dư luận xã hội; tuyên truyền, chia sẻ và phối hợp, xử lý kịp thời các vấn đề dư luận quan tâm. Trong đpn vị không có các vấn đề nổi cộm xảy ra; CBGV-HS thực hiện nghiêm túc các quy đinh về công tác thông tin truyền thông.

 Đánh giá chung.

1. Những ưu điểm:

  - Xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục. Đồng thời chủ động rà soát Chương trình, nội dung dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng và tình hình nhà trường.

  - Chỉ đạo và làm tốt công tác đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo TT26 đối với lớp 12, 11 và TT22 đối với lớp 10; thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục 2018 đối với lớp 10.

 - Trong công tác chỉ đạo chuyên môn, BGH đã có nhiều đổi mới, linh hoạt, quyết liệt, vận dụng phù hợp với tình hình đơn vị và mang lại hiệu quả. Thực hiện nghiêm các quy định về công tác quản lý tài chính, đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong đơn vị.

 - Có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Trong đó tập trung bồi dưỡng đội ngũ để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực hiện đánh giá, xếp loại giờ dạy theo HD mới. Công tác bồi dưỡng đội ngũ được thực hiện thường xuyên.

 - Làm tốt công tác quản lý dạy thêm học thêm trong nhà trường.

- Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học. Trong nhà trường không có những hiện tượng nổi cộm, bức xúc xảy ra.

- Ứng dụng CNTT để tăng cường  công tác quản lý chuyên chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh.

2. Một số hạn chế, khó khăn:

  a. Đối với giáo viên:

  - Việc đổi mới phương pháp dạy học của một số giáo viên còn chậm. Còn có giáo viên chưa thật sự đầu tư cho chuyên môn, chưa nghiêm túc trong vịêc sử dụng thiết bị dạy học; việc cập nhật sổ điểm sổ đầu bài có khi chưa thường xuyên.

   - Trong công tác giáo dục học sinh: Còn có một bộ phận học sinh chưa chăm ngoan, còn có một số học sinh bỏ học do nhiều nguyên nhân. Hiện tượng học sinh gây gỗ đánh nhau trong nhà trường đã giảm song vẫn còn có hs vi phạm nội quy phải xử lý kỷ luật. Một số ít giáo viên chủ nhiệm còn chưa quan tâm đến lớp chủ nhiệm.

 b. Đối với tổ chuyên môn:

  - Một số tổ chuyên môn còn chậm đổi mới; công tác chỉ đạo ĐMPPDH đôi khi còn chậm, hiệu quả chưa cao. Một số tổ việc cập nhật các thông tin còn chậm.

  - Việc tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới chưa được nhiều. Việc tổ chức dạy học tích hợp còn hạn chế. Một số tổ chưa đổi mới sinh hoạt tổ, nội dung sinh hoạt sơ sài, còn mang nặng tính hành chính.

 - Công tác thông tin báo cáo nội bộ có khi còn chậm.

 c. Đối với nhà trường:

  - Công tác chỉ đạo chuyên môn theo hướng ĐMGD còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Công tác chỉ đạo bồi dường học sinh giỏi, học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT cần tiếp tục đổi mới.

  - Việc giám sát, kiểm tra họat động chuyên môn có khi chưa thường xuyên.

  - Kết quả HSG cấp tỉnh có môn giải còn chưa cao.

  - Việc thực hiện Chương trình 2018 đối với lớp 10 có những nội dung còn lúng túng;

 6. 3. Nguyên nhân của những hạn chế:

   * Nguyên nhân khách quan:

 - Do kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, một số gia đình, cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con cái, còn có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường trong việc quản lý giáo dục học sinh.

 - Mặt trái cơ chế thị trường ảnh hưởng mạnh đến nhận thức và hành vi của học sinh.

 - Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu nhiều, đặc biệt chưa có các phòng bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm. Khuôn viên nhà trường quá chật hẹp, thiếu sân chơi bãi tập, khó khăn trong việc thực hiện nội dung các tiết học thể dục và giáo dục Quốc phòng và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Một số giáo viên còn chưa thực sự tận tụy với nghề; một số giáo viên do điều kiện kinh tế khó khăn còn làm thêm nhiều việc khác để tăng thu nhập; vịêc quản lý một số tiết học chưa nghiêm túc.

- CBQL đôi khi còn nể nang trong việc góp  ý cho CBGV-NV.

- Kinh phí chi cho các hoạt động nghiệp vụ còn hạn hẹp, rất khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động chuyên môn và tăng cường cơ sở vật chất nhà trường.

C. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm học kỳ II năm học 2022-2023.

   1.Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên học sinh, nhằm nâng cao nhận thức và hành động thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

    Tiếp tục tuyên truyền và khơi dậy niềm tự hào về phẩm chất nhà giáo, về nghề dạy học, về vị thế của giáo dục “ là quốc sách hàng đầu” được Đảng, Nhà nước quan tâm, nhân dân kính trọng.

   Triển khai có hiệu quả các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về Giáo dục Đào tạo, nhất là chủ trương đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết 29 của Đảng để cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh và toàn xã hội tích cực tham gia ủng hộ.

   Thường xuyên tuyên truyền các gương nhà giáo về sự tận tâm, tận tụy với nghề trong đội ngũ; về nghị lực vượt khó, sáng tạo trong học tập của học sinh trên các diễn đàn nhà trường nhằm nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong toàn trường.

   Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường kỷ cương, nề nếp và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Gắn kết các cuộc vận động  với  phong trào  Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với Chỉ thị 05-CT/TW về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

 2. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục.

   BGH tập trung đổi mới công lý trên các lĩnh vực: Tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện, công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá có hiệu quả.

   Tiếp tục phát huy tính sáng tạo trong quản lý nhà trường: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những nhiệm vụ được giao.

   Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu hiện nay.

    Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch nguồn cán bộ trong đơn vị đảm bảo khách quan, dân chủ, phù hợp với năng lực góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành trong công tác.

    Thực hiện công khai, minh bạch việc đánh giá xếp loại CBQL hàng năm.

    Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và các tổ chức Đoàn, Hội trong công tác quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện học sinh.

   Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Quan tâm, động viên kịp thời những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để CBGV yên tâm công tác.

  3.Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục nhà trường:

   Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật đầu tư công và các văn bản thi hành Luật. Bố trí hợp lý chi đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường hiệu quả nguồn lực tài chính chi cho chuyên môn.

    Đồng thời, làm tốt phong trào XHH giáo dục để huy động thêm kinh phí từ các nhà doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, phụ huynh và nhân dân đầu tư cho công tác khuyến học, khuyến tài.

    Huy động nhân dân chăm lo giáo dục, phát huy tiềm năng của Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ h/s. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học, quỹ Ban đại diện cha mẹ h/s đóng góp.

   Tiếp tục quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí trong và ngoài ngân sách.

 4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục.

    Tiếp tục chủ trọng công tác kiểm tra nội bộ trường học; coi công tác kiểm tra nội bộ trường học là một nhiệm vụ trong tâm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà trường.

     Trên cơ sở các văn bản về thanh tra kiểm tra và tình hình nhà trường, cần tiếp tục đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tập trung kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng, kiểm tra tổ nhóm chuyên môn, kiểm tra dạy thêm học thêm; kiểm tra chuyên đề; kiểm tra phòng chống tham nhũng.

    Tiếp tục thực hiện đổi mới cách thức tổ chức thi, chấm thi ra đề theo hướng phát huy khả năng người học, đảm bảo công bằng khách quan, chính xác, minh bạch và thiết thực tạo thuận lợi tối đa cho người dạy và học.

     Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục gắn với việc hướng tới xây dựng trường chuẩn quốc gia.             

 5 Phối hợp các tổ chức hoạt động trong nhà trường

 6.  Công tác thi đua khen thưởng.

- Thực hiện nghiêm túc luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn.

 - Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu một cách thực chất.

 - Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, động viên khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022-2023. Kiên quyết khắc phục bệnh chạy theo thành tích trong thi đua (từ đánh giá xếp loại giờ học, xếp loại thi đua hàng tuần đến  bình xét cuối mỗi học kỳ và cuối năm học).

- Khen thưởng khách quan, kịp thời nhằm động viên CBGV & học sinh.

- Xử lý kỷ luật nghiêm những CB GV và h/s vi phạm nội quy, quy chế .

- Bình xét thi đua những tập thể, cá nhân đã đăng ký thi đua.

- Phân công đồng chí thư ký Hội đồng giúp Hiệu trưởng trực công tác thi đua.

 7. Chủ động phòng chống và ứng phó với thiên tai, dịch bệnh.

  - Chủ động trong phòng chống dịch bệnh xâm nhâp trường học: Trong đó chú ý diễn biến của dịch bệnh covid-19. 

 - Phòng ngừa các hiện tượng vi phạm nội quy đảm bảo môi trường nhà trường sạch sẽ. Chủ động ứng phó với các điều kiện cực đoan của thời tiết, nhất là các hiện tượng mưa bão, lũ, giông lốc.

 8. Tích cực chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận trường mới và xây dựng trường chuẩn quốc gia.

 - Tích cực tham mưu với UBND huyện Hà Trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng để chuyển trường về vị trí mới vào tháng 12/2023.

 - Tập trung hoàn thành tự đánh giá nhà trường ; chuẩn bị mọi điều kiện đề nghị  cấp trên kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

D. Kiến nghị, đề xuất.

  1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục tập huấn chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình sách giáo khoa  lớp 11 cho năm học 2023-2024.

 2. Với UBND tỉnh: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho phục vụ dạy học, tạo mọi kiện để nhà trường đủ điều kiện xây dựng trường chuẩn quốc gia.

3. Với Sở Giáo dục và Đào tạo:

 -  Đề nghị kỳ thi tuyển sinh vào 10 không thực hiện xét tuyển NV1-NV2. Đồng thời trong công tác coi thi tuyển sinh vào lớp 10 tiếp tục cho trường sở tại được trực tiếp giám sát công tác coi thi nhằm góp phần đánh giá khách quan, chính xác chất lượng đầu vào.

- Đề nghị việc tổ chức thi HSG các môn  văn hóa cấp tỉnh nên phân bảng theo hạng trường và ra đề riêng phù hợp với năng lực học sinh.

- Việc xếp loại thi đua đề nghị SGD nên căn cứ  điểm đầu vào lớp 10 để phân hạng trường.

 

Nơi nhận:                                                                    HIỆU TRƯỞNG

- Như kính gửi (BC) .                                                                                                          

- Lưu: VT.                    

          

                                           

                                                                                     Nguyễn Văn Xuân