Tấm gương học đường
Kế hoạch sử dụng CNTT năm học 2019-2020
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 36A /KH-HLK | Hà Trung, ngày 26 tháng 10 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông tin năm học: 2019-2020
- Thực hiện Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục;
Công văn số 3946/BGDĐT-CNTT ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2019-2020 ;
- Thực hiện công văn số 2304/SGDĐT-GDTrH, ngày 04/9/2019 của Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2019-2020;
- Trường THPT Hoàng Lệ Kha xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2019-2020 với những nội dung sau:
I. Đặc điểm tình hình:
1 Thuận lợi:
- 100% cán bộ, giáo viên biết sử dụng internet, thư điện tử, thiết kế trình chiếu powerpoint. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết trong công tác dạy học; có tinh thần cầu tiến và ham học hỏi.
- Nhà trường có nhân viên phụ trách CNTT có khả năng tự bảo trì, cài đặt hệ thống máy tính và các thiết bị CNTT phục vụ dạy học của nhà trường
- Cơ sở vật chất, thiết bị CNTT tương đối đầy đủ để thực hiện cơ bản nhiệm vụ CNTT phục vụ công tác quản lý và dạy học: 100% các phòng học có hệ thống máy chiếu. Hệ thống mạng Lan, Wi-Fi đảm bảo đáp ứng yêu cầu cơ bản trong sử dụng CNTT.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều có địa chỉ email riêng phục vụ cho công việc chuyên môn. Sử dụng hiệu quả trang thông tin điện tử của trường tại địa chỉ: thpthoanglekha.edu.vn. Cán bộ quản lí đều sử dụng hiệu quả hệ thống quản lý học sinh vnedu, phần mềm sắp xếp thời khóa biểu, phần mềm quản lý nhân sự ePMIS, phần mềm kế toán MISA. Phần mềm thiết bị trường học MISA, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, phần mềm TDOffice, phần mềm thi THPT quốc gia, phần mềm tuyển sinh ĐH-CĐ, phần mềm tuyển sinh lớp 10, .
2. Khó khăn:
- Một số các thiết bị CNTT có tình trạng xuống cấp và hư hỏng.
- Một số ít thầy cô giáo còn ngại khó trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy; khả năng CNTT chưa cao nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ CNTT
II. Mục đích yêu cầu:
1. Tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy, tạo tiền đề phát triển ứng dụng CNTT trong những năm học tiếp theo.
2. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng về CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng nhu cầu phát triển của trường.
3.Tăng cường ứng dụng CNTT để thúc đẩy sự phát triển và đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng công tác quản lý nhà trường. Thực hiện đồng bộ việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động, trọng tâm vào công tác đổi mới giảng dạy và quản lý.
III. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học: 2019-2020
1. Nhiệm vụ trọng tâm:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lí và giảng dạy.
- Tiếp tục ứng dụng có hiệu quả CNTT trong dạy-học và các hoạt động giáo dục
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, công tác quản lý và điều hành giáo dục, chuẩn bị ứng dụng phần mềm họp trực tuyến.
- Tăng cường CSVC, trang thiết bị hiện đại; tiếp tục triển khai mô hình trường học điện tử, xây dựng mô hình giáo dục điện tử đáp ứng yêu cầu phát triển trên cơ sở đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, được sự đồng thuận của phụ huynh, các cấp quản lý.
- Triển khai sử dụng phần mềm quản lý nhà trường, sử dụng hồ sơ chuyên môn điện tử trong nhà trường phù hợp với quy định quản lý chuyên môn.
2. Chỉ tiêu thực hiện
- Chuẩn bị các điều kiện sử dụng phần mềm họp trực tuyến, quản lý văn bản TDOffice.
- 100% phụ huynh học sinh được nhận tin nhắn về tình hình học tập của con em mình.
- Các hoạt động giáo dục được quản lý qua phần mềm quản lý trực tuyến, thực hiện công khai các hoạt động giáo dục.
- Ứng dụng và khai thác có hiệu quả các phần mềm phục vụ công tác quản lý giáo dục, phần mềm quản lý trực tuyến của ngành.
- Khai thác hiệu quả cổng thông tin điện tử trong công tác quản lý dạy - học.
- 100% cán bộ, giáo viên tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý dạy-học. 100% giáo viên có ít nhất một giờ dạy thao giảng ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- Chủ động bồi dưỡng nâng cao trình độ Tin học trong cho cán bộ, giáo viên. Tổ chức các cuộc thi giờ dạy ứng dụng CNTT trong các ngày lễ lớn.
- Ứng dụng một số phần mềm dạy thí nghiệm ảo các môn Hóa, Lý, Sinh phục vụ cho các tiết dạy yêu cầu cao.
- Triển khai sử dụng phần mềm quản lý nhà trường, sử dụng hồ sơ chuyên môn điện tử trong nhà trường phù hợp với quy định quản lý chuyên môn.
3. Giải pháp thực hiện:
3.1.Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ CNTT vào quản lí, giảng dạy.
- Tiếp tục quán triệt đến toàn bộ CBGV-NV các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT của các cấp có thẩm quyền.
- Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT định kỳ của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Đưa nội dung thực hiện CNTT vào đánh giá thi đua, khen thưởng.
- Thường xuyên rà soát việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, ứng dụng CNTT theo học kỳ, cuối năm học, thường xuyên kiểm tra đột xuất việc thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng CNTT.
3.2. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, công tác quản lý và điều hành giáo dục, tăng cường ứng dụng phần mềm trực tuyến.
- Đầu năm học, lập kế hoạch sử dụng, phát triển và bảo quản cơ sở vật chất. Phân công rõ cán bộ, GV phụ trách CNTT làm đầu mối theo dõi, phụ trách CNTT của nhà trường .
- Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các lớp tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức về sử dụng các phần mềm quản lý, dạy-học; chủ động bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, giáo viên bằng nhiều hình thức. Nội dung bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu cụ thể sau:
+ Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; kỹ năng đảm bảo an toàn, an toàn thông tin; kỹ năng khai thác sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý trong giáo dục.
+ Biết sử dụng phần mềm trình chiếu, phần mềm hỗ trợ soạn giảng tương tác, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp học.
+ Kỹ năng xây dựng bài giảng E-learning, xây dựng sách giáo khoa điện tử, khai thác các nguồn học liệu, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet...
+ Kỹ năng cài đặt các hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng cơ bản; kỹ năng sửa chữa, khắc phục những hỏng hóc đơn giản của máy tính và thiết bị CNTT; kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị CNTT phục vụ dạy học.
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
- Khai thác hiệu quả hệ thống cổng thông tin điện tử và thư điện tử của ngành, phần mềm văn phòng điện tử TDOffice nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, thực hiện gửi, nhận văn bản qua phần mềm TDOffice.
- Cập nhật thường xuyên hệ thống thông tin quản lý giáo dục trên các phần mềm; thống kê EMIS, quản lý cán bộ, giáo viên ePMIS, phần mềm quản lý trực tuyến cán bộ công chức viên chức của Sở Nội vụ Thanh Hóa.
- Công khai trên cổng thông tin điện tử các thủ tục hành chính, mẫu đơn dịch vụ công (đơn vị vào lớp đầu cấp, nếu có), kết quả học tập của học sinh, các hoạt động giáo dục trên trang Web: thpthoanglekha.edu.vn.
- Triển khai sinh hoạt chuyên môn, dự giờ trực tuyến, khai thác hiệu quả Trường học kết nối.
- Tăng cường khai thác, sử dụng mã nguồn mở trong công tác quản lý và giảng dạy môn tin học chính khóa theo Thông tư 08/2010/TT-BGD&ĐT ngày 01/3/2010 quy định sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục:
+ Triển khai sử dụng các phần mềm soạn thảo bài giảng E-Learing như Adobe Presenter, iSpring, phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm tới mọi giáo viên.
+ Tích cực ứng dụng CNTT trong dạy và học, các phần mềm hỗ trợ dạy học và thí nghiệm ảo.
+ Sử dụng mạng xã hội (như facebook) trong các hoạt động nghiệp vụ giáo dục như diễn đàn chuyên môn giáo dục (theo môn học), nhóm lớp học (giáo viên và học sinh).
3.3. Tiếp tục ứng dụng có hiệu quả CNTT trong dạy - học và các hoạt động giáo dục.
- Giáo viên sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện đại, các phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học, đồng thời ứng dụng các công cụ trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lớp học, tương tác với học sinh trong lớp học.
- Giáo án, bải giảng đổi mới, các kế hoạch của tổ đều được lưu ở máy của tổ trưởng chuyên môn; Chuyên môn nhà trường sẽ kiểm tra dữ liệu 1 tháng 1 lần.
- Tiếp tục tham gia có hiệu quả cuộc thi Thiết kế hồ sơ bài giảng e-learning cấp tỉnh, các cuộc thi chủ đề tích hợp liên môn, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông. Cuộc thi giao thông học đường, Olympic tiếng Anh qua mạng
- Chủ động bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng CNTT, đồ dùng điện tử trong dạy-học.
- Tích cực tham gia các đợt bồi dưỡng, tập huấn Tin học, ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm trong nhà trường do Sở GD&ĐT.
- Tham gia các cuộc thi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ứng dụng CNTT giỏi, học sinh giỏi Tin học.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các lớp học, khai thác hiệu quả hệ thống máy tính tại phòng học Tin học.
- Tích cực sử dụng thư điện tử của các giáo viên, tin nhắn liên lạc vnedu cho giáo viên trong nhà trường trong những công việc khẩn cấp, quan trọng.
- Thống nhất sử dụng bộ mã Tiếng Việt unicode TCVN 6909:2002; chấm dứt hẳn việc sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục, phần mềm quản lý thi chứa các phông chữ ABC, UNICODE.
- Tăng cường sử dụng phần mềm quản lý trong nhà trường và sử dụng sổ điện tử trong quản lý và lưu trữ, triển khai sử dụng hồ sơ chuyên môn điện tử ( sổ điểm, sổ liên lạc).
3.4.Tăng cường CSVC, trang thiết bị hiện đại; tiếp tục triển khai mô hình trường học điện tử, xây dựng mô hình giáo dục điện tử đáp ứng yêu cầu phát triển trên cơ sở đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, được sự đồng thuận của phụ huynh, các cấp quản lý.
- Nhà trường tiếp tục duy trì đường truyền cáp quang internet đảm bảo việc thực hiện các ứng dụng trực tuyến trên môi trường internet được ổn định, đáp ứng yêu cầu truy cập với dung lượng cao trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Trang bị đủ thiết bị CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành, phục vụ dạy - học. Việc đầu tư hạ tầng CNTT cần đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, có sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, wesbite...).
- Bổ sung thêm một số phòng học có lắp máy chiếu Projecter cố định sẵn phục vụ cho nhu cầu ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên.
3.5. Ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành hoạt động:
- Thực hiện tốt quy định của Sở về nhận và chuyển văn bản qua hộp thư của ngành (vanphongso@thanhhoa.edu.vn) nghiêm túc, kịp thời.
- Tăng cường sử dụng trang thông tin điện tử của trường tại địa chỉ thpthoanglekha.edu.vn, trong công tác quản lý và thông tin tới giáo viên, phụ huynh, học sinh.
- Tổ chức kiểm tra, thống kê sinh hoạt chuyên môn, quản lý các hoạt động chuyên môn qua trang mạng Trường học kết nối (truonghocketnoi.edu.vn).
- Tiếp tục khai thác hiệu quả việc sử dụng hệ thống quản lý học sinh vnedu.vn, phần mềm sắp xếp thời khóa biểu, phần mềm quản lý nhân sự ePMIS, phần mềm thống kê giáo dục EMIS, phần mềm kế toán MISA.
- Tiếp tục xây dựng ngân hàng đề thi 9 môn học cơ bản gồm Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn, Sử, Địa, GDCD. Sử dụng phần mềm trắc nghiệm để làm đề kiểm tra mang tính khách quan.
- Sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý văn bản cho công tác văn thư, lưu trữ(TDOFFIC).
- Sử dụng bộ phần mềm mã nguồn mở miễn phí thông dụng dành cho văn phòng, không vi phạm bản quyền như Firefox, Chrome, Unikey.
- Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ phụ huynh và học sinh: cung cấp đầy đủ các mẫu đơn: Đơn xét tuyển đầu vào đầu cấp và công khai danh sách đăng ký, kết quả xét tuyển; thông báo điểm học tập, rèn luyện qua SMS trên vnedu.vn và qua cổng thông tin.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường tích cực sử dụng Cổng thông tin điện tử Sở GDĐT Thanh Hóa(http://www.thanhhoa.gov.vn) để tra cứu thông tin, văn bản, tài liệu và các hoạt động liên quan của ngành.
2. Triển khai sử dụng hệ thống website trường cho giáo viên: Tra cứu tin tức, thông báo, lịch báo giảng điện tử, thư viện tài liệu học tập trực tuyến, đăng ký sử dụng thiết bị dạy học trực tuyến.
3. Tích cực triển khai các hoạt động về ứng dụng CNTT trong dạy học: Soạn giáo án, bài trình chiếu và bài giảng điện tử;Áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, phần mềm công cụ E-learning và thí nghiệm ảo như: Adobe Presenter, Lecture Maker.
4. Tập huấn cho cán bộ, giáo viên sử dụng các phần mềm mã nguồn mở như: Google Chrome, Firefox,Unikey,Libre Office, Apache OpenOffice. Vận động giáo viên, học sinh tham gia các cuộc thi có liên quan đến CNTT.
5. Lập kế hoạch sửa chữa, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất hiện có, đặc biệt bảo trì hệ thống máy tính và thiết bị CNTT; thường xuyên kiểm tra, đảm bảo hệ thống máy tính và các thiết bị hoạt động tốt.
6. Tiếptục triển khai dạy tin học trong nhà trường:
- Tích cực sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong và ngoài các giờ học tin học. Ưu tiên đảm bảo học sinh sử dụng tốt các phần mềm văn phòng mã nguồn mở, email và khai thác Internet phục vụ cho học tập trước khi học lập trình.
- Tổ chức dạy học thực hành môn Tin học đúng PPCT của Sở GDĐT.
7. Xây dựng cơ sở vật chất, kết nối internet băng thông rộng bằng cáp quang FTTH Edu của Viettel cho phép giáo viên, nhân viên, học sinh sử dụng để tìm kiếm thông tin trên internet.
8. Chấp hành quy định về xây dựng kế hoạch, chế độ thông tin, báo cáo. Các văn bản đúng với Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
9. Tiếp tục nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên thông qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; kỹ năng khai thác sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý trong nhà trường.
- Tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông tin năm học: 2019-2020
V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:
1. Công tác quản lý và sử dụng các phần mềm CNTT:
Thực hiện theo sự phân công của Hiệu trưởng nhà trường trong năm học. Nhân viên phụ trách CNTT và các đồng chí CBGV được phân công quản lý và phụ trách thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch và nhiệm vụ được giao.
2. Đối với bài viết đăng trên trang Website: thpthoanglekha.edu.vn của trường được phân công cụ thể như sau:
2.1. Các bài viết về nội dung công tác lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ nhà trường:
- Đồng chí Bí thư đảng bộ : Nguyễn Văn Xuân và Phó BT đảng bộ: Tống Thị Bích chịu trách nhiệm quản lý, duyệt bài và chỉ đạo đăng tin.
- Người viết tin bài: BCH Đảng bộ và bí thư 03 chi bộ(Căn cứ vào nhiệm vụ được giao viết bài và đưa tin bài theo nội dung được giao nhiệm vụ).
- Số lượng bài viết và đưa tin: Tối thiểu 1 tháng/1 bài được đăng trên trang Website: thpthoanglekha.edu.vn của trường.
2.2. Các bài viết về nội dung công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường(Hoạt động chuyên môn; Xây dựng CSVC trường học; Hoạt động hướng nghiệp; Dạy nghề; Lao động- vệ sinh; Hoạt động NGLL; Pháp chế; ..):
- Đồng chí Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Xuân chịu trách nhiệm quản lý, duyệt bài và chỉ đạo đăng tin.
- Người viết tin bài: Các đồng chí Phó hiệu trưởng (Căn cứ vào nhiệm vụ được giao viết bài và đưa tin bài theo nội dung được giao nhiệm vụ).
- Số lượng bài viết và đưa tin: Tối thiểu 1 tháng/1 bài được đăng trên trang Web: thpthoanglekha.edu.vn của trường.
2.3. Các nội bài viết về nội dung hoạt động công tác Công đoàn nhà trường:
- Đồng chí Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Xuân và Đồng chí CTCĐ: Đặng Thị Hiền chịu trách nhiệm quản lý, duyệt bài và chỉ đạo đăng tin.
- Người viết tin bài: BCH Công đoàn (Căn cứ vào nhiệm vụ được giao viết bài và đưa tin bài theo nội dung được giao nhiệm vụ).
- Số lượng bài viết và đưa tin: Tối thiểu 1 tháng/1 bài được đăng trên trang Web: thpthoanglekha.edu.vn của trường.
2.4. Các bài viết về nội dung hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên:
- Đồng chí Hiệu trưởng: Nguyễn Văn Xuân và Đồng chí P.HT: Đoàn Thị Ân chịu trách nhiệm quản lý, duyệt bài và chỉ đạo đăng tin.
- Người viết tin bài: BTV Đoàn trường (Căn cứ vào nhiệm vụ được giao viết bài và đưa tin bài theo nội dung được giao nhiệm vụ).
- Số lượng bài viết và đưa tin: Tối thiểu 1 tháng/1 bài được đăng trên trang Web: thpthoanglekha.edu.vn của trường.
2.5. Các bài viết về nội dung hoạt động của Hội khuyến học, Ban Đại diện CMHS:
- Đồng chí Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Xuân và Đồng chí Tống Thị Bích chịu trách nhiệm quản lý, duyệt bài và chỉ đạo đăng tin.
- Người viết tin bài: BCH Hội Khuyến học nhà trường, Ban đại diện CMHS nhà trường (Căn cứ vào nhiệm vụ được giao viết bài và đưa tin bài theo nội dung được giao nhiệm vụ).
- Số lượng bài viết và đưa tin: Tối thiểu 04 bài/1 năm được đăng trên trang Web: thpthoanglekha.edu.vn của trường.
2.6. Các bài viết về nội dung hoạt động của Tổ chuyên môn:
- Đồng chí Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Xuân và Đồng chí P.Hiệu trưởng: Đặng Thị Hiền chịu trách nhiệm quản lý, duyệt bài và chỉ đạo đăng tin.
- Người viết tin bài: 07 tổ trưởng chuyên môn và 01 tổ trưởng tổ VP (Căn cứ vào nhiệm vụ được giao viết bài và đưa tin bài theo nội dung được giao nhiệm vụ).
- Số lượng bài viết và đưa tin: Tối thiểu 1 tháng/1 bài được đăng trên trang Web: thpthoanglekha.edu.vn của trường.
2.7. Các bài viết về nội dung hoạt động của Hội CTĐ nhà trường:
- Đồng chí Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Xuân và Đồng chí P.HT: Đoàn Thị Ân chịu trách nhiệm quản lý, duyệt bài và chỉ đạo đăng tin.
- Người viết tin bài: BCH Hội CTĐ (Căn cứ vào nhiệm vụ được giao viết bài và đưa tin bài theo nội dung được giao nhiệm vụ).
- Số lượng bài viết và đưa tin: Tối thiểu 04 bài/1năm được đăng trên trang Web: thpthoanglekha.edu.vn của trường.
2.8. Đối với các đồng chí CBGV:
- Mỗi đồng chí cán bộ, giáo viên phải tự xây dựng được tối thiểu 01 bài dạy hoặc 01 khóa thi trực tuyến (mời học sinh tham gia học và thi). Đây là một trong những tiêu chí xét thi đua vào cuối học kỳ và cuối năm học cho mỗi cá nhân.
- Đồng chí Hiệu trưởng: Nguyễn Văn Xuân và các đồng chí tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý, duyệt bài và chỉ đạo đăng bài dạy.
- Người viết tin bài: Các đồng chí giáo viên nhà trường (Căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn của mình, soạn giáo án và đưa tin bài theo nội dung được giao nhiệm vụ).
- Yêu cầu: Mỗi giáo viên phải xây dựng được tối thiểu 1 tiết dạy/1 năm học.
Nơinhận: - Sở GDĐT (báo cáo); - BCH Đảng bộ, BGH,BCH CĐ, BTĐT;TTCM - Đăng Website trường, - Lưu: VT |
KT.HIỆU TRƯỞNG P. HIỆU TRƯỞNG (đã ký)
Tống Thị Bích |